Hiện nay, đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt, thêm vào đó sự thiếu khoa học trong quy hoạch đã khiến cho một số khu vực không có không gian vui chơi. Nhiều nơi, trẻ em đá bóng ngay trên lòng đương gây nguy hiểm cho người đi đường và các hộ dân sống xung quanh. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Tụ tập đá bóng trên đường bị phạt bao nhiêu”.
Căn cứ pháp lý
Tụ tập đá bóng trên đường bị phạt bao nhiêu?
Luật Giao thông đường bộ cấm tụ tập đông người, cấm sử dụng bàn trượt, pa-tanh trên phần đường xe chạy.
Theo khoản 1, điều 35 Luật giao thông đường bộ, các cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng đường bộ để tiến hành các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thống nhất bằng văn bản về phương án bảo đảm giao thông trước khi xin phép tổ chức theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 điều này nghiêm cấm sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.
Khoản 1, điều 36 quy định, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
Điều 11 Nghị định 46 quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với tổ chức thực hiệc hành bi vi phạm đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông.
Phơi thóc trên đường bộ có bị xử phạt không ?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 ngày 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Quy định cụ thể như sau:
Theo điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
Ngoài ra, người thực hiện hành bi này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 12.
Phơi lúa trên đường bị xử phạt tiền như thế nào theo quy định?
Tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”
Như vậy hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống; nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với hành vi trên là 150.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ/CP
Chiếm hè phố lòng lề đường thì sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó; cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 sửa đổi; bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ; quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng. Theo đó, tổ chức, cá nhân có thể được tạm thời sử dụng hè phố; để tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ; và phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét; và hè phố đó có kết cấu chịu lực phù hợp; với trường hợp được phép sử dụng tạm thời nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân phường; xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố.
Hành vi sử dụng vỉa hè không đúng quy định trên là hành vi vi phạm pháp luật. Còn đối với sử dụng tạm thời một phần lòng đường để phục vụ gia đình tổ chức đám cưới và trông giữ xe thì theo quy định tại không được phép, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tụ tập đá bóng trên đường bị phạt bao nhiêu“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Cá độ bóng đá với số tiền ít có bị đi tù không?
- Tiền thưởng bóng đá có phải đóng thuế không?
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Về nguyên tắc khi người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt tùy theo hành vi vi phạm, mức độ.
Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.
Theo đó nếu bạn đá bóng trên vỉa hè thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Vì vậy để đảm bảo an toàn cho mình cũng như đảm bảo an toàn cho người khác, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, hãy lựa chọn cách chơi thể thao một cách lành mạnh, hợp pháp.
Theo Khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 thì sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép là hành vi bị nghiêm cấm.
Bên cạnh đó, Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;…
Các cấp có thẩm quyền xử phạt, gồm:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất;
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên;
– Giám đốc Công an cấp tỉnh;
– Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;