Các đối tượng phạm nhân, tù nhân khi đang chấp hành án phạt tù có tư tưởng vượt ngục là điều dễ thấy. Vậy tù nhân được phép vượt ngục không? Hãy cùng Luật sư X chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Vượt ngục là gì?
Vượt ngục là hành động trốn khỏi nơi giam giữ; hoặc thậm chí là trốn khi đang bị áp giải đi xét xử, chấp hành án.
Vượt ngục ở Việt Nam là hành vi nghiêm cấm, và phải chịu thêm hình phạt với hành vi này.
Tại một số quốc gia thì vượt ngục lại là hành vi hợp pháp. Tức là người vượt ngục khi bị bắt lại cũng sẽ không phải chịu thêm hình phạt với hành vi này. Một số quốc gia điển hình có những điều luật này như: Đức, Bỉ, Áo, Mexico.
Tại tòa án Mexico có quan điểm như sau: “khát khao tự do luôn tồn tại trong con người, cho nên tìm kiếm sự tự do thì không thể coi là có tội”. Tuy nhiên cần phải hiểu, khi vượt ngục thì cảnh sát sẽ được điều động để bắt giữ người đó quay trở lại; khi bị bắt thì người này sẽ bị giam giữ nhưng không bị tăng thời gian thụ án đồng thời có thể mất cơ hội được khoan hồng.
Tù nhân được phép vượt ngục?
Vượt ngục ở Việt Nam được xếp vào là Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử; được quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Như vậy, vượt ngục được xếp vào “Tội trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử”. Thông thường nếu chỉ đơn thuần bỏ trốn thì mức phạt cao nhất là 03 năm tù. Tuy nhiên nếu có hành vi như dùng vũ lực đối với canh gác hoặc người áp giải; hay phạm tội có tổ chức thì mức cao nhất có thể đến 10 năm tù.
Trước đây, Triệu Quân Sự đang thụ án mà trốn khỏi trại giam thì áp dụng Điều 386 BLHS hiện hành để xử lý Sự về tội danh “trốn khỏi nơi giam, giữ” sau khi bắt được.
Hay TAND Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Thọ (tức Thọ “Sứt”) và Nguyễn Văn Tình, cùng về tội Trốn khỏi nơi giam giữ, theo Điều 386 Bộ luật Hình sự 2015.
Thọ và Tình đều là tử tù, đã bị cấp sơ thẩm tuyên phạt về các tội danh Giết người, Mua bán trái phép chất ma túy. Thời điểm bỏ trốn khỏi trại giam T16 (Bộ Công an), cả hai đang chờ phiên tòa phúc thẩm.
Với hành vi vượt ngục, Thọ và Tình bị tòa tuyên phạt mỗi bị cáo 7 năm tù.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tù nhân được phép vượt ngục?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ở Việt Nam, vượt ngục được xếp vào là Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử; được quy định tại Điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do đó hành vi vượt ngục của tù nhân là vi phạm pháp luật.
Vượt ngục có tổ chức thuộc vào trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 386 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do đó, vượt ngục có tổ chức thì bị phạt tù cao nhất là 10 năm.