“Tôi lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau xe ô tô của mình và khi đang lưu thông trên đường; thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Sau đó họ kiểm tra và thấy tôi có lắp thêm đèn chiếu sáng phía sau; nên đã ra quyết định xử phạt hành chính. Cho tôi hỏi, Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?”. Một bạn đọc gửi câu hỏi về lĩnh vực giao thông. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt?
Khi sản xuất xe, nhà sản xuất đã xem xét đến các tính năng và số lượng đèn; được gắn trên xe để phù hợp với việc chiếu sáng khi đi đường. Việc tự ý gắn thêm đèn cho xe có thể khiến người đi đường bị chói; lóa, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Căn cứ Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng”.
Dẫn chiếu theo quy định trên thì hành vi của bạn là lắp đặt đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất.Đây là hành vi bị pháp luật giao thông đường bộ nghiêm cấm nên bạn sẽ bị công CSGT xử phạt vi phạm hành chính.
Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Như đã phân tích, việc điều khiển xe được lắp thêm đèn trợ sáng; có thể bị Cảnh sát giao thông xử phạt khi lưu thông trên đường với các mức phạt như sau:
* Xử phạt đối với xe máy:
Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ từ 100.000 – 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
“e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
…
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.”
Theo đó, nếu lắp đèn trợ sáng không đúng tiêu chuẩn thiết kế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đến 200.000 đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng ở phía sau.
* Xử phạt đối với ô tô:
Việc tự lắp thêm đèn trợ sáng cho ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019 như sau:
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;”
Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (căn cứ điểm a khoản 6 Điều này).
Phương thức nộp phạt khi vi phạm tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô?
Người vi phạm tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô khi bị xử phạt cần; thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Chậm nột phạt khi vi phạm tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Tự gắn đèn chiếu sau xe ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe không có đèn báo hãm bị xử phạt nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019/NĐ-CP; người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng; trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau; khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
Từ 19h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau; được coi là khoảng thời gian buổi tối; cho nên người điều khiển phương tiện cần phải bật đèn chiếu sáng trên xe của mình; nếu không sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.