Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên cả nước; đặc biệt là các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh,Bình Dương,… Việc tiêm vaccine cũng được khẩn trương ưu tiên cho các địa phương nói trên. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng đồng ý tiêm vì lí do “sợ chết”. Vậy, việc từ chối tiêm vaccine Covid-19 có vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;
Thông tư 38/2017/TT-BYT.
Nội dung tư vấn
Covid-19 có được coi là bệnh truyền nhiễm?
Covid-19 là chủng virut liên quan đến đường hô hấp; gây ra các triệu chứng như ho, sốt cao, đau đầu, khó thở,… Covid-19 đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn tuổi; trẻ em; người có hệ miễn dịch yếu hoặc có bệnh lý nền mãn tính như bệnh tim, bênh phổi mãn tính; suy giảm miễn dịch; béo phì; đái tháo đường;…
Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; bệnh truyền nhiễm được định nghĩa:
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra,với các căn bệnh bùng lên trên diện rộng và kéo dài như Covid-19 được coi là dịch bệnh:
Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
Hiện nay, Covid-19 là dịch bệnh mới ra đời nên chưa được liệt kê trong danh sách bênh dịch nguy hiểm, nhưng dựa vào dấu hiệu và tình trạng hiện nay của bệnh, chúng tôi xin tạm xếp loại bệnh này vào nhóm bênh truyền nhiễm A.
Nhóm A gồmcác bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểmcó khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Từ chối tiêm vaccine Covid-19 có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ vào khoản 1 điều 29 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm có quy định như sau:
Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
Như vậy, có thể thấy trong tình hình hiện nay, việc tiêm vaccine đối với người dân ở các vùng dịch như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, … được coi là bắt buộc do tính chất nguy hiểm của dịch bệnh; và việc từ chối tiêm vaccine Covid-19 là có vi phạm pháp luật.
Từ chối tiêm vaccine Covid-19 bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 điều 2 của Thông tư 38/2017/TT-BYT, trong danh sách các bệnh bắt buộc tiêm phòng lại không có tên Covid-19. Điều này có thể là do Cov-19 là dịch bệnh mới bùng phát; Bộ y tế chưa kịp bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm phòng.
Cũng vì chưa có tên trong danh sách các bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm phòng; người dân từ chối tiêm vaccine Covid-19 sẽ không phải chịu chế tài xử phạt nào.
Thuy nhiên, trong tương lai, nếu Covid-19 được Bộ y tế liệt kê vào danh sách các bệnh truyền nhiễm cần phải tiêm vaccine ở khoản 1 điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BYT; hoặc ban hành 1 văn bản mới điều chỉnh về căn bệnh này; thì người từ chối tiêm vaccine có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 2 điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.
Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
– Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
– Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
– Các đối tượng: trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Vaccine phòng Covid-19 thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch được ngân sách nhà nước đảm bảo nên người dân không phải trả chi phí.
Hiện nay, pháp luật chưa cho phép người dân được tự bỏ tiền mua vaccine phòng Covid-19 và tự sử dụng. Vaccine này cũng không thuộc loại tiêm dịch vụ theo nhu cầu chủ động, do đó các cơ sở tiêm chủng không được thu phí.
Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.