Chào Luật sư, hàng xóm tôi có một ngôi nhà nhưng do không có nhu cầu sử dụng nữa nên đã để hoang. Luật sư cho tôi hỏi Từ bỏ quyền sở hữu tài sản có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Từ bỏ quyền sở hữu tài sản có được không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Từ bỏ quyền sở hữu là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu bao gồm các quyền như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu tại Điều 158 Bộ luật dân sự 2015 quy định. Trong đó, mỗi quyền đều mang một đặc trưng riêng biệt của quyền sở hữu:
– Quyền chiếm hữu: thể hiện ý chí của chủ sở hữu để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
– Quyền sử dụng: quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
– Quyền định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản; từ bỏ quyền sở hữu; tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Như vậy, từ quy định trên chúng ta có thể kết luận đó là từ bỏ quyền sở hữu là một nội dung thuộc về quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Đây là một trong những căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Theo như những điều chúng tôi đã phân tích như trên thì có thể đưa ra kết luận về việc từ bỏ quyền sở hữu đó chính là việc chủ sở hữu từ bỏ các quyền của mình liên quan tới tài sản, cụ thể đó là từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản đó trong các trường hợp cụ thể trên thực tế và thực hiện với các hình thức khác nhau có thể là tuyên bố công khai hoặc thực hiện bằng hành vi cụ thể với tài sản mà chủ sở hữu quyết định từ bỏ quyền sở hữu.
Từ bỏ quyền sở hữu tài sản có được không?
Căn cứ theo quy định tại điều 239 bộ luật sự 2015 quy định cụ thể:
“Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định chi tiết về từ bỏ quyền sở hữu và căn cứ vào quy định trên, chúng ta thấy rằng từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản có thể được thực hiện dưới hai hình thức cụ thể như sau:
Hình thức đầu tiên chúng tôi đưa ra đó chính là việc chủ sở hữu tài sản tuyên bố công khai việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản cụ thể trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu tuyên bố công khai với mọi người rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu với một tài sản mà mình có quyền sở hữu.
Ngoài ra còn hình thức đó là khi chủ sở hữu thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đây được hiểu là việc chủ sở hữu có thể thực hiện một hành vi cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, cụ thể thông qua các hành vi như: vứt bỏ; tặng cho… tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể.
Khi thực hiện từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu thì quyền sở hữu tài sản không phải tuyệt đối vì nếu tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ bỏ quyền sở hữu có phải là chấm dứt quyền sở hữu không?
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Việc chấm dứt quyền sở hữu đối với một tài sản là việc chấm dứt các quyền năng trên đối với chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Điều đó được thực hiện bởi ý chí của chủ sở hữu hoặc bởi những trường hợp do pháp luật quy định.
Căn cư theo quy định tại điều 237. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu luật dân sự 2015 quy định thì
” Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Tài sản bị trưng mua.
6. Tài sản bị tịch thu.
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.”
Theo đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một trong những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đó là Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình, theo đó nên chủ sở hữu có thể công bố công khai hoặc bằng hành vi của mình để thể hiện ý chí là mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản này. Có rất nhiều hình thức để từ bỏ quyền sở hữu và khi thực hiện các hành vi này, quyền sở hữu đối với tài sản sẽ chấm dứt khi chủ sở hữu công bố việc từ bỏ. Tuy nhiên, nếu tài sản thuộc trường hợp mà việc từ bỏ nó có thể gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì phải tuân theo quy định của pháp luật và chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Giải quyết ly hôn khi một bên bị tuyên bố mất tích
- Tài sản của người bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết xử lý thế nào
- Tuyên bố mất tích và tuyên bố chết theo quy định của pháp luật
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Từ bỏ quyền sở hữu tài sản có được không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp này được quy định trong điều 238 và điều 239 của Bộ luật dân sự 2015
Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác
Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Từ bỏ quyền sở hữu
Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Như vậy đây là một trong những căn cứ mà chủ sở hữu tự mình chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.
+ Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
+ Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
+ Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
+ Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.