Từ 1/7/2023 có nhiều hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo quy định. Tuy cũng có nhiều hàng hóa, dịch vụ không thuộc các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Do đó, để biết hàng hóa dịch vụ mà mình sử dụng có được giảm thuế GTGT hay không, cần nắm được quy định về giảm thuế GTGT. Có nhiều người thắc mắc rằng, từ 1/7/2023 dây điện có được giảm thuế GTGT không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Từ 01/7/2023 những hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế GTGT xuống 8%?
Theo quy định của Chính phủ thì một số hàng hóa, dịch vụ đang ở mức thuế suất GTGT 10% sẽ được giảm xuống 8%. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình thì người tiêu dùng cần nắm được những hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế GTGT xuống 8% và những hàng hóa, dịch vụ nào không được giảm thuế GTGT xuống 8%. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Ngày 30/6/2023, Nghị định 44/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành quy định về chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15, quy định các mặt hàng giảm thuế được áp dụng từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, thuế suất GTGT sẽ được giảm còn 8% đối với các nhóm đối tượng hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế GTGT 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể.
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định nhóm hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT như sau:
Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
– Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
– Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra.
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, ngoại trừ các hàng hóa, dịch vụ nêu trên thì các hàng hóa, dịch vụ đều được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%.
Nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT
Tư những quy định pháp luật về giảm thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ ta có thể rút ra được một số nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT. Để biết được hàng hóa, dịch vụ có được giảm thuế GTGT hay không, ta có thể dựa vào nguyên tắc xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT. Theo đó, để xác định hàng hóa được giảm thuế GTGT ta có thể dựa vào nguyên tắc sau:
Theo quy định tại Nghị định 44/2023/NĐ-CP, nguyên tắc xác định đối tượng được giảm thuế VAT xuống còn 8% như sau:
– Việc giảm thuế áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ được nêu tại các Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định.
– Cơ sở kinh doanh căn cứ vào mã ngành kinh doanh và danh mục mã số HS (áp dụng đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu) để tra cứu, đối chiếu với Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này để xác định hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình có được giảm thuế hay không.
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế VAT/chịu thuế VAT 0%, 5% sẽ không được giảm thuế VAT.
– Việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Riêng đối với mặt hàng than thì chỉ áp dụng đối với khâu khai thác bán ra (bao gồm cả than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra), các khâu khác không được giảm thuế.
Từ 1/7/2023 dây điện có được giảm thuế GTGT không?
Có thể thấy, từ 1/7/2023 có nhiều hoàng hóa được giảm thuế GTGT theo quy định. Dây điện là một mặt hàng cần thiết đối với mỗi gia đình, chính vì vậy nhiều người quan tâm đến việc giảm thuế GTGT đối với dây điện. Có nhiều người thắc mắc rằng dây điện có được giảm thuế GTGT không? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo Công văn 7375/BTC-TCT năm 2022 giải đáp vướng mắc về việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng dây và cáp điện cụ thể như sau:
– Đối với sản phẩm thuộc số thứ tự 03(006) nhóm V-Các loại cáp đồng, cáp quang, cáp xoắn đôi…và số thứ tự 02 nhóm VI – Các thiết bị bán dẫn, đèn điện tử, mạch điện tử và dây cáp điện phục vụ viễn thông thuộc mã HS 85.44 tại Mục B Phụ lục III Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT.
– Đối với sản phẩm là “sản phẩm khác còn lại bằng kim loại chưa được phân vào đâu” thuộc mã 25999 (mã cấp 6 là 259992 “Dây buộc các loại, dây xích, lò xo, đinh, vít bằng kim loại”; mã cấp 7 là 2599921 và 2599922) tại Phụ lục I Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì các sản phẩm này không thuộc đối tượng giảm thuế suất thuế GTGT; trừ sản phẩm “dây và cáp cho truyền điện phân vào nhóm ngành 27230” thuộc cột nội dung của mã cấp 7 là 2599921 và 2599922 tại Phụ lục I Nghị định 15/2022/NĐ-CP Bộ Tài chính sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể sau khi trao đổi với cơ quan liên quan.
Như vậy, tùy vào loại dây điện mà việc giảm thuế GTGT có được áp dụng phù hợp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Từ 1/7/2023 dây điện có được giảm thuế GTGT không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đại học. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP về người nộp thuế GTGT như sau:
– Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
Theo Điều 3 Nghị quyết 43/2022/QH15 quy định việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%).
Tuy nhiên, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Như vậy, trên tinh thần Nghị quyết 43/2022/QH15 thì điện sinh hoạt thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%.