Chào luật sư hiện nay vấn đề truy thu bảo hiểm xã hội thế nào? Hiện nay công ty tôi là công ty gia đình, mô hình cũng nhỏ nên không có đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Tuy nhiên theo tôi được biết thì việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là bắt buộc và các công ty cần phải thực hiện nhưng chúng tôi không có yêu cầu vì giai đoạn này công ty mới đi vào hoạt động. Vậy nếu như công ty tôi không đóng bảo hiểm xã hội thì liệu có bị phạt hay không? Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không theo quy định? Nếu có bị phạt thì mức phạt quy định là bao nhiêu? Khi tiến hành tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cần tuân thủ những quy định nào? Truy thu bảo hiểm xã hội hiện hành gồm những hành vi như thế nào? Tại sao cần truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không theo quy định? Mong được Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Truy thu bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay bảo hiểm xã hội được xem là một lợi ích mặc định cho người lao động khi đi làm. Điều này có nghĩa là khi làm việc chính thức tại một công ty thì họ có quyền được công ty đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên vẫn có nhiều công ty/doanh nghiệp không tuân theo quy định này. Chính vì thế mà Việc truy thu bảo hiểm xã hội cũng được quan tâm nhiều hơn. Hoạt động truy thu bảo hiểm xã hội hiện hành được quy định cụ thể gồm các vấn đề sau đây:
Truy thu bảo hiểm là việc cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thu khoản tiền phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) đối với doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng, hưởng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN:
– Trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN: doanh nghiệp trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.
– Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động: sau 06 thángkể từ ngày người có thẩm quyền ký quyết định hoặc hợp đồng lao động (phụ lục hợp đồng lao động) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, tiền phụ cấp đóng BHXH, BHYT, BHTN mà người sử dụng lao động không đóng theo mức lương mới.
– Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Lãi suất truy thu bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hiện nay quy định về việc truy thu bảo hiểm xã hội được nhiều người quan tâm và mong muốn được tìm hiểu. Nhiều người vẫn chưa biết về quy định có liên quan đến lãi suất truy thu bảo hiểm xã hội theo quy định. Thắc mắc nhiều nhất hiện nay là mức lãi suất truy thu bảo hiểm xã hội. Đây là thắc mắc của cả người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ để tính được lãi suất truy thu bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào theo quy định?
Bên cạnh khoản tiền bảo hiểm bị truy thu (do không đóng / không đóng đủ) thì doanh nghiệp còn phải nộp thêm lãi suất truy thu đối với các trường hợp trên.
Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
Đối với trường hợp trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN thì phải áp dụng mức lãi suất như sau:
– Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
– Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.
Giấy tờ cần chuẩn bị để giải quyết truy thu bảo hiểm là gì?
Quy định về việc chuẩn bị giải quyết truy thu bảo hiểm hiện nay gồm có những giấy tờ theo quy định. Để tiến hành được việc truy thu bảo hiểm xã hội thì việc đầu tiên cần làm chính là chuẩn bị hồ sơ. Sau khi đã hoàn thiện xong những giấy tờ tài liệu theo quy định thì người có quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội để có thể truy thu. Nếu câu hỏi Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không thì đáp án là không đóng bảo hiểm thì công ty có thể bị xử phạt nếu không đóng bảo hiểm xã hội. Hoạt đông và thẩm quyền để giải quyết việc truy thu bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như sau:
Doanh nghiệp thuộc đối tượng bị truy thu BHXH, BHYT, BHTN phải nộp cho cơ quan BHXH quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở các giấy tờ sau:
– Đối với lao động theo Hợp đồng lao động: HĐLĐ từ 03 tháng trở lên (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ) ;
Đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương, tiền công: Hợp đồng lao động (Hợp đồng lao động xác định thời hạn, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ), Bảng lương đăng ký, Bảng thanh toán tiền lương;
– Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;
– Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh ….., hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc, ….. (nếu có);
– Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian dưới 6 tháng: Biên bản làm việc về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc kết luận kiểm tra.
Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối thời gian từ 06 tháng trở lên, cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra sẽ ra Kết luận thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
Trong vòng 10 ngày, cơ quan BHXH sẽ giải quyết truy thu đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì thời gian giải quyết không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hiện nay những quy định về tiền lương để có thể làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội được xác định như thế nào? Tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội có gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác hay không? Những quy định có liên quan đến tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội hiện hành gồm những quy định gì theo luật hiện hành? Sau đây là những vấn đề tư vấn về tiền lương làm căn cứ truy thu bảo hiểm xã hội gồm có:
Tiền lương làm căn cứ truy thu được phản ánh trong cách tính giá trị nghĩa vụ của người tham gia BHXH. Đây là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu, tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.
Tiền lương là thu nhập nhận được của người lao động trong hoạt động nghề nghiệp. Đây cũng là căn cứ xác định giá trị của các nghĩa vụ BHXH mà người lao động tham gia.
Lao động trong các lĩnh vực đặc thù như dịch vụ luật, phải thực hiện những công việc làm luật thừa kế đất đai, thủ tục phân chia đất đai, làm giấy tờ công chứng theo quy định pháo luật. Thì tiền lương bảo hiểm làm trong các doanh nghiệp của người lao động cũng phải theo quy định.
Tỷ lệ truy thu:
Tính bằng tỷ lệ (%) tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từng thời kỳ do Nhà nước quy định. Do đó, tỷ lệ này ảnh hưởng đến giá trị thực tế, tác động từ tiền lương thực tế của người lao động. Cùng một tỷ lệ quy định, tuy nhiên với mức lương cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ truy thu BHXH cũng cao.
Đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Tiến hành hoạt động truy thu không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Khi đó, người lao động phải đảm bảo chấp hành, thực hiện các nghĩa vụ truy thu của cơ quan BHXH.
Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: thực hiện việc truy thu không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Khi đó, căn cứ vào tiền lương thực tế sau điều chỉnh để xác định chênh lệch trong cách tính nghĩa vụ BHXH. Qua đó cơ quan BHXH có thể tính toán được phần nghĩa vụ tương ứng cần truy thu.
Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không?
Hiện nay việc truy thu bảo hiểm xã hội được quy định theo luật. Do đó nếu như không đóng bảo hiểm, trốn đóng thì có thể bị truy thu bảo hiểm. Vậy vấn đề được đặt ra ở đây chính là truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không? Nếu có thì mức phạt đối với hành vi trên là bao nhiêu? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xử phạt truy thu bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành? Và nội dung phân tích của chúng tôi về vấn đề này như sau:
Căn cứ khoản 7, khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
…
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
… - Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.
Theo đó, đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Doanh nghiệp buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc đã trốn đóng và nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian trốn đóng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Truy thu bảo hiểm xã hội có bị phạt không theo quy định?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến luật thừa kế đất đai … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Đất 313 có làm sổ đỏ được không?
- Hồ sơ đấu thầu xây dựng gồm những gì?
- Lấy đất nông nghiệp vẫn có thể đền bù bằng chung cư được không?
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo khoản 2 Điều 28 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:
– Đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì:
Ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
+ Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
…
– Cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH thanh tra buộc truy thu.
– Đơn vị đề nghị truy thu đối với người lao động.
– Hồ sơ đúng đủ theo quy định tại Phụ lục 02:
+ Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian dưới 03 tháng: cán bộ thu chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo Phụ lục 02 trước khi truy thu.
+ Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian từ 03 đến 06 tháng: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH phê duyệt.
+ Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu cộng nối tổng thời gian trên 06 tháng trở lên: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cán bộ thu lập biên bản (Mẫu D04h-TS), trình Giám đốc BHXH thực hiện thanh tra đột xuất và xử lý theo quy định.
Trốn đóng được hiểu là việc trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ Bảo hiểm khi đến hạn. Do đó, người tham gia Bảo hiểm không thực hiện tốt các nghĩa vụ để nhận được quyền lợi chi trả tương ứng từ BHXH. Nội dung trốn đóng được xác định cụ thể bằng các hành vi sau đây:
+ Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định.
+ Chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng).
Các hành vi này đều mang đến hệ quả là không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đóng BHXH. Việc kiểm tra, kết luận do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận.