Truy nã là gì? các quy định của pháp luật về truy nã ra sao? là những câu hỏi mà ai cũng nên biết chính xác câu trả lời; để có thêm kiến thức pháp luật cơ bản cho mỗi chúng ta; hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015
- Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
- Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
Nội dung tư vấn
Truy nã là gì?
Truy nã tội phạm là hoạt động tố tụng hình sự – nghiệp vụ; của lực lượng công an nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện; tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ cho công tác điều tra; truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình. Cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu. Truy nã được thực hiện bằng quyết định truy nã.
Căn cứ ra quyết định truy nã
Cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có đủ căn cứ xác định đối tượng này đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Khi có đủ căn cứ xác định bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu; mà trước đó Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án đã ra lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam mà không bắt được thì Cơ quan điều tra tự mình; hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát Tòa án ra quyết định truy nã; trường hợp chưa có lệnh bắt bị can; bị cáo để tạm giam thì Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án không ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà Cơ quan điều tra tự mình; hoặc theo yêu cầu của Viện kiểm sát, Tòa án ra ngay quyết định truy nã.
Đối tượng bị truy nã
Chùng ta đã tìm hiểu được truy nã là gì? vậy còn Những đối tượng bị truy nã?
Đối tượng bị truy nã đã được quy định tại điều 2 thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
Điều 2. Đối tượng bị truy nã
- Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
- Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
- Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
- Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
- Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Những ai có thể bắt người đang bị truy nã?
Cụ thể, tại điều 112 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã có quy định rất rõ như sau:
Điều 112. Bắt người đang bị truy nã
- Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
- Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
- Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Xem thêm: Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải làm gì?
Mất bao lâu thì lệnh truy nã hết hiệu lực?
Pháp luật không quy định thời gian có hiệu lực của lệnh truy nã; tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết thời gian này nhờ thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do bộ luật hình sự quy định; mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều đó có nghĩa là khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì một người sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội mà người đó thực hiện.
Vậy lệnh truy nã cũng theo đó mà hết hiệu lực vì mục đích của lệnh truy nã là truy tìm đối tượng để bắt họ chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của họ.
Nên sau khi hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì lệnh truy nã cũng hết hiệu lực, cụ thể theo điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thông tin liên hệ
Trên đang là bài viết nhằm quý khách có thêm kiến thức cho câu hỏi truy nã là gì?; Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt; thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt; hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp; thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Không tố giác tội phạm được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự quy định; mà biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.
Tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả để xem xét có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này hay không.