Trong gia đình em có 1 người đã trộm cắp 1 cái điện thoại di động trị giá 5.500.000vnđ. Công an đã làm việc với cửa hàng điện thoại mà người đó đã bán để lấy lại điện thoại về trả cho người bị mất. Đồng thời người bị mất không khiếu nại hay tố cáo gì nữa hết. Nhưng bây giờ người trộm chiếc điện thoại đã không cò ở tại địa phương. Công an triệu tập thì vắng mặt. Và cơ quan công an đã ra quyết định truy nã. Vì em thấy trong trường hợp này không phải phạm tội nguy hiểm gì. Nên không đến mức phải bị truy nã. Vậy luật sư cho em hỏi Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?
Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Truy nã bị can được hiểu là gì?
Truy nã là một hoạt động truy bắt người phạm tội đang lẩn trốn hoặc cư trú ở một nơi nào đó mà Cơ quan có thẩm quyền không xác định được. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện truy bắt người bị truy nã bằng cách áp dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ và các biện pháp khác mà pháp luật cho phép nhằm phát hiện, bắt giữ, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
Người đang bị truy nã là người đang có quyết định truy nã của cơ quan có thẩm quyền, họ có thể là bị can, bị cáo, người bị kết án, phạm nhân nhưng lại có hành vi trốn tránh pháp luật, trốn khỏi nơi giam giữ, cải tạo mà cơ quan có thẩm quyền không biết họ đang ở đâu. Khi bị can bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Trong đó:
“Khi bị can bỏ trốn” được hiểu là: Cơ quan điều tra đã xác định được bị can, biết rõ nơi cư trú của bị can và bị can đang được tại ngoại, nhưng trong quá trình điều tra, bị can đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú của mình hoặc bị can đang bị tạm giam nhưng đã trốn khỏi cơ sở giam giữ (Trại giam, trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ).
“Không biết rõ bị can đang ở đâu” được hiểu là: Cơ quan điều tra đã xác định được bị can, xác định được nơi cư trú của bị can nhưng hiện tại bị can không sinh sống ở đó nữa; Cơ quan điều tra đã tiến hành truy tìm bị can ở nơi cư trú, nơi làm việc, nơi bị can thường lui tới… nhưng vẫn không xác định được bị can đang ở đâu.
Pháp luật quy định như thế nào về truy nã bị can?
Theo quy định tại Điều 231 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Truy nã bị can như sau:
“1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
- Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có). Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.
- Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai. Và đối tượng bị truy nã quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã do Bộ Công an – Bộ Tư pháp – Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao – Tòa án nhân dân Tối cao ban hành.”
Theo đó, khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT/BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật thi hành án hình sự về truy nã, cơ quan có thẩm quyền chỉ được ra quyết định truy nã khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ căn cứ xác định đối tượng quy định tại điều 2 của Thông tư đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
- Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Trong đó, nội dung quyết định truy nã phải thể hiện những thông tin cần thiết cho việc phát hiện, bắt người bị truy nã, gồm: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật Tố tụng hình sự; kèm theo ảnh bị can (nếu có).
Thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can thuộc về Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ hình sự (điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự). Viện kiểm sát, Tòa án, tùy theo giai đoạn tố tụng, có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can hoặc bị cáo. Việc truy nã bị cáo cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 231 Bộ luật tố tụng hình sự (điểm b khoản 1 Điều 281 Bộ luật tố tụng hình sự).
Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai đến mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt người đang bị truy nã và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất (khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự).
Để chấm dứt việc truy nã, sau khi bắt được người truy nã, Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã.
Như vậy, công dân nhận được lệnh truy nã chỉ khi thuộc các trường hợp quy định tại Điều 231 Bộ luật tố Tụng hình sự năm 2015 và Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC.
Trình tự và thủ tục truy nã bị can được thực hiện ra sao?
Thời hạn truy nã
Thời hạn để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một người (chưa bị Tòa án kết án) sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mà họ thực hiện nếu hết một thời hạn nhất định họ không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn này tùy theo vào loại tội phạm mà người đó thực hiện, theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Theo đó, thời hạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thời hạn để không phải chấp hành hình phạt trong Bản án
Một người (đã bị Tòa án kết án) sẽ không phải chấp hành bản án của Tòa án đã tuyên đối với họ nếu trong thời hạn nhất định họ không bị Cơ quan thi hành án hình sự buộc họ chấp hành. Thời hạn này tùy thuộc vào hình phạt được ghi trong Bản án (Điều 60 BLHS năm 2015). Theo đó, thời hạn không phải chấp hành án là:
- 05 năm khi bị tuyên phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 03 năm trở xuống;
- 10 năm nếu bị tuyên phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
- 15 năm nếu bị tuyên phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
- 20 năm nếu bị tuyên phạt tù chung thân hoặc tử hình.
- Tính thời hạn đối với người đang bị truy nã
Tuy nhiên, đối với người đã bị truy nã, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi hành bản án nêu trên được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú, trình diện hoặc bị bắt giữ.
Ví dụ: Nguyễn Văn A thực hiện hành vi “Tổ chức đánh bạc” và đã bị Tòa án tuyên phạt 02 năm tù ngày 10/10. Trong thời gian tại ngoại chờ thi hành án, A bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã đối với A thì thời hạn không phải chấp hành Bản án được tính từ thời điểm A đến Cơ quan có thẩm quyền đầu thú, trình diện hoặc tuy không trình diện, đầu thú nhưng bị bắt giữ.
Thẩm quyền ra Quyết định truy nã
Hiện nay chỉ có Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Giám thị, phó Giám thị Trại giam trong trường hợp phạm nhân bỏ trốn khỏi nơi giam giữ mới có quyền quyết định truy nã.
Ai có quyền bắt người đang bị truy nã?
Ngoài các cơ quan chức năng thì bất kỳ cá nhân nào khi phát hiện người đang bị truy nã cũng có quyền bắt người bị truy nã hoặc thông báo cho cơ quan Công an bắt họ. Việc truy nã sẽ giúp cho công tác truy bắt đối tượng có nhiều thuận lợi do huy động được sự tham gia, trợ giúp của quần chúng nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội cùng phối hợp, tham gia vào hoạt động này.
Sau khi ra quyết định truy nã bị can, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã. Việc thông báo công khai quyết định truy nã trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ giúp cho người dân, cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang có thông tin, căn cứ trong việc bắt giữ người bị truy nã.
Mời bạn xem thêm
- Những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định 2023
- Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu?
- Chế độ thôi việc đối với công chức cấp huyện
- Mẫu giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục thành lập công ty Logistics cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi phát hiện người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn mà việc truy bắt không có kết quả thì Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có văn bản đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh ra quyết định truy nã.
Nội dung của quyết định truy nã gồm có các thông tin như Quyết định truy nã phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; căn cứ ban hành; nội dung của văn bản; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu; kèm theo ảnh của bị can nếu có.
Theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), trong giai đoạn truy tố, khi bị can bỏ trốn thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định tách vụ án nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.