Xin chào Luật sư. Tôi tên là Tính. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố là ai? Trưởng thôn có được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Trưởng thôn tổ trưởng tổ dân phố là ai?
Trước hết cần biết thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn. Thôn, tổ dân phố là nơi để công dân thực hiện quyền dân chủ và các chủ trương của Đảng, Nhà nước. (Điều 2 Thông Tư 04)
Nói cách khác, hoạt động của thôn không hoàn toàn mang tính ràng buộc pháp lý, quyền uy điều hành, tuy nhiên mỗi tổ chức đều phải có người đứng đầu nên pháp luật quy định một số điều kiện để bầu ra trưởng thôn như:
– Tiêu chuẩn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố: Phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao (Điều 11 Thông Tư 04)
– Quy trình bầu cử: Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ dự kiến các ứng cử viên, bầu cử tại cơ sở thông qua biểu quyết, quyết định công nhận trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố do Chủ tịch UBND cấp xã ký. (Điều 12 Thông Tư 04)
– Nhiệm kỳ của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố là 2,5 năm hoặc 5 năm do UBND cấp tỉnh quy định (Khoản 9 Điều 1 Thông Tư 14).
Từ đó có thể thấy việc thành lập thôn, tổ dân phố và bầu ra người đứng đầu có sự công nhận của Nhà nước.
Trưởng thôn có được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Bên cạnh đó, Điều 3 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Theo đó, việc Tổ trưởng Tổ hòa giải từ chối hòa giải tranh chấp đất đai và hướng dẫn người dân gửi đơn để nghị đến UBND xã là không đúng với quy định pháp luật.
Trưởng thôn có phải là Đảng viên?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ, để được trở thành trưởng thôn thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố
– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe;
– Nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;
– Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
– Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, để trở thành trưởng thôn thì không bắt buộc phải là Đảng viên mà chỉ phải đáp ứng đầy đủ 06 tiêu chuẩn nêu trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trưởng thôn có được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102. Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Bạn thân là hòa giải viên thì có thể thực hiện việc hòa giải không?
- Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn hòa giải tại cơ sở được không?
- Có quyền từ chối khi được mời tham gia hòa giải tại Tòa án hay không?
Các câu hỏi thường gặp
Trưởng thôn có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Theo quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BNV, trưởng thôn có nhiệm vụ:
Triệu tập và chủ trì hội nghị thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện những công việc thuộc phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân bàn và quyết định; bảo đảm các nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định;
Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở và hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thôn, tổ dân phố. Báo cáo kịp thời với UBND cấp xã về những hành vi vi phạm pháp luật trong thôn, tổ dân phố;
Thực hiện việc lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp những công việc của thôn, tổ dân phố; lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho chủ tịch UBND cấp xã;
Phối hợp với ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở thôn, tổ dân phố để vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào và cuộc vận động do các tổ chức này phát động;
Sáu tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo kết quả công tác trước hội nghị thôn, tổ dân phố.
* Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 hướng dẫn thực hiện dân chủ cấp xã, phường, thị trấn
– Trưởng thôn do nhân dân trong thôn bầu.( Điều 13)
– Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nửa số cử trị đại diện cho các hộ gia đình của thôn thông qua. ( Điều 14)
* Căn cứ các điều 6,7,8,9 Mục I, Chương 2 Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN và văn bản đi kèm hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy trình bầu trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
– Theo khoản 2, điều 6 của nghị quyết, chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1 -2 người).
– Theo khoản 3, điều 8 của nghị quyết, trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
Nếu việc tổ chức bầu Trưởng thôn tiến hành đến lần thứ hai vẫn không thành (ví dụ: số người tham dự không đủ do bị khống chế) thì giải quyết như sau:
+ Trong trường hợp đã có Trưởng thôn của nhiệm kỳ cũ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ định tạm thời Trưởng thôn cũ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 6 tháng. Trong khoảng thời gian đó, giao trách nhiệm cho Ban công tác Mặt trận xã, thôn vận động nhân dân, lựa chọn ứng cử viên và chuẩn bị cho đợt bầu Trưởng thôn mới;
+ Trường hợp bầu Trưởng thôn lần đầu tiên (chưa từng có Trưởng thôn nào trước đó), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã có thể chỉ định một ứng cử viên trong danh sách đề cử làm Trưởng thôn lâm thời, trong khoảng thời gian do chính quyền xã ấn định (ví dụ: 6 tháng), một mặt giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn, Ban công tác Mặt trận thôn phối hợp các đoàn thể trong thôn tranh thủ tổ chức hiệp thương cho đợt bầu cử Trưởng thôn chính thức sau đó.
Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho phó trưởng thôn, phó tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố.