Chào luật sư hiện nay quy định về việc chiếm đoạt tài sản người khác bị xử lý như thế nào? Tôi đọc trên báo thấy có vụ án của bà Trương Mỹ Lan rất nghiêm trọng. số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên tôi vẫn chưa hiểu được cách thức để bà Trương Mỹ Lan có được số tiền lớn như vậy. Tôi cũng chưa từng nghe nói đến có vụ án nào giống vậy nên vẫn còn nhiều điều thắc mắc. Ngân hàng hoạt động như thế nào mà lại để cho bà ta qua mặt một cách dễ dàng như vậy? Hiện nay Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB đối mặt tội gì? Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB là có thật hay không? Vụ án bà Trương Mỹ Lan hiện nay đã đến giai đoạn nào rồi? Mong nhận được giải đáp từ luật sư. Tôi xin cảm ơn luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB đối mặt tội gì chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Ngân hàng SCB đã giải ngân hơn 1 triệu tỉ đồng?
Vừa qua vụ việc bà Trương Mỹ Lan bị bắt đã gây xôn xao cộng đồng mạng và người dân ngoài xã hội. Vậy thực hư những liên quan của Ngân hàng SCB với bà Trương Mỹ Lan có ý nghĩa như thế nào trong quá trình thực hiện tội phạm? Ngân hàng SCB có thực hiện giải ngân với số tiền lên đến 1 triệu tỷ đồng cho tập đoàn Vạn Thịnh Phát hay không? Để biết thông tin chính xác nhất mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây được chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích:
Bà Lan bị quy kết phải chịu trách nhiệm về 304.000 tỉ đồng chiếm đoạt, 129.000 tỉ đồng gây thiệt hại từ hành vi tham ô tài sản và 64.000 tỉ đồng gây thiệt hại từ hành vi vi phạm quy định cho vay.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy lũy kế 10 năm (2012-2022) hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã được Ngân hàng SCB cho vay đến hơn 1 triệu tỉ đồng.
Trong thời kỳ bà Trương Mỹ Lan thao túng, từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, Ngân hàng SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng (gồm: 710 cá nhân, 656 tổ chức).
Trong đó, trong đó liên quan đến trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản vay khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.
Theo thời gian, một phần các khoản nợ này đã được tất toán. CQĐT xác định đến ngày 17-10-2022, liên quan đến nhóm Vạn Thịnh Phát còn 875 khách hàng (440 cá nhân, 435 tổ chức) vay 1.284 khoản với dư nợ 677.000 tỉ đồng, gồm 483.000 tỉ đồng nợ gốc và 193.000 tỉ đồng nợ lãi, phí.
Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc.
Cụ thể, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Ngân hàng SCB giải ngân cho 304 khách hàng nhóm Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với 368 khoản vay.
Đến ngày 17-10-2022 còn dư nợ tổng số tiền 132.247 tỉ đồng, gồm 68.305 tỉ đồng nợ gốc, 63.942 tỉ đồng nợ lãi.
Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022, Ngân hàng SCB giải ngân cho 571 khách hàng nhóm Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với 916 khoản vay. Đến ngày 17-10-2022, còn dư nợ tổng số tiền 545.039 tỉ đồng, gồm 415.667 tỷ đồng nợ gốc và 129.372 tỷ đồng nợ lãi.
Trên cơ sở kết quả điều tra về số tiền 483.971 tỉ đồng trên 1.284 khoản vay được giải ngân cho 875 khách hàng thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát còn dư nợ tại Ngân hàng SCB, CQĐT kết luận, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát triển khai hoạt động rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống).
Thủ tục thực hiện thâu tóm ngân hàng của bà Trương Mỹ Lan thế nào?
Hiện nay bà Trương Mỹ Lan đã bị truy tố, nhiều ý kiến cho rằng bà Trương Mỹ Lan đã có hành vi thâu tóm ngân hàng để thực hiện cho mục đích chiếm đoạt tiền. Vậy những cách thức, thủ đoạn đã được bà Lan thực hiện để thâu tóm ngân hàng gồm có những hành vi nào? Bà Trương Mỹ Lan hiện nay có các hành vi nào vi phạm pháp luật liên quan đến thâu tóm ngân hàng? Ngân hàng có lỗi sai gì trong quá trình phạm tội của bà Lan hay không? Cùng tìm hiểu vấn đề này như sau:
Để nắm quyền chi phối tuyệt đối Ngân hàng SCB, từ trước năm 2012, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm ba ngân hàng gồm Ngân hàng Sài Gòn (cũ), Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Tín Nghĩa.
Năm 2012, 3 ngân hàng này hợp nhất thành Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Với tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu ban đầu 85% và sau này tăng lên 91%, bà Trương Mỹ Lan nắm quyền tuyệt đối ở Ngân hàng SCB.
Tiếp đó, bà Lan đưa nhiều người thân tín, được tin tưởng vào các vị trí chủ chốt của ngân hàng như HĐQT, ban Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh lớn, Ban Kiểm soát… và trả lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.
Cùng với đó, bà Trương Mỹ Lan thành lập hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có hơn 1.000 doanh nghiệp chia làm bốn nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau gồm nhóm định chế tài chính, nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhóm các công ty “ma’’ tại Việt Nam và cuối cùng là mạng lưới công ty tại nước ngoài.
Bà Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế’’ phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư. Bà Lan còn sử dụng danh nghĩa nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình bà Lan ở nước ngoài.
Đưa người thân tín nắm quyền, trả lương khủng 500 triệu đồng/tháng
Tiếp đó, bà Lan dùng quyền hạn của mình để chỉ đạo các cá nhân ở Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát triển khai hoạt động rút tiền dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay khống, lấy số tiền đặc biệt lớn phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.
Vì đều là các khoản vay khống, do vậy, khi không trả được nợ, bà Lan cùng các bị can tiếp tục tạo ra các khoản vay khống, số tiền chiếm đoạt ngày càng nhiều, số tiền thiệt hại ngày càng lớn.
Các hồ sơ cho vay này thực chất không phải là hồ sơ vay vốn quy định của pháp luật. Thực chất, trong các hồ sơ vay vốn, các pháp nhân, cá nhân đều do nhóm Vạn Thịnh Phát lập ra; phương án vay vốn khống vì tiền giải ngân không thực hiện đúng như phương án mà chỉ để phục vụ cho các mục đích của Trương Mỹ Lan.
Các tài sản đảm bảo đưa vào chỉ là phương thức thủ đoạn, vi phạm trình tự thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo, về giá trị và tính pháp lý, vi phạm các quy định… nhằm hợp thức việc rút tiền của Ngân hàng SCB.
Theo lời khai của ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB, các khoản vay của nhóm Vạn Thịnh Phát được ký hiệu đặc biệt “HSTT’’, viết tắt của Hội sở tiếp thị trên hệ thống Core Banking của ngân hàng.
Việc ký hiệu đặc biệt là để nhận diện khoản vay của Vạn Thịnh Phát và phục vụ yêu cầu theo dõi, thống kê, phê duyệt trái với quy định cho vay thông thường.
Thủ đoạn “rút ruột” SCB chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ
Thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan tiến hành đối với Ngân hàng SCB đã tiến hành thấu tóm ngân hàng, thực hiện thủ đoạn sai trái chính là “rút ruột” SCB để chiếm đoạt một số tiền lên đến mấy trăm ngàn tỷ đồng? Vậy Bà Trương Mỹ Lan là ai mà lại có sức ảnh hưởng đến vậy? Bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện những hành vi sai trái nào để rút ruột SCB theo quy định hiện nay? Những thủ đoạn Rút ruột này có ảnh hưởng xấu đến ngân hàng như thế nào? Quy định liên quan đến vấn đề này gồm:
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi ba ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của nhà băng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Với việc sở hữu, nằm quyền chi phối số cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Họ đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả mức lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB, bà Trương Mỹ Lan sử dụng nhà băng này như “một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức…”.
Tuy nhiên trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan, kết luận nêu.
Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng.
Đến ngày 17-10-2022, các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 677 ngàn tỉ đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi. Trong đó dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.
Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB đối mặt tội gì?
Sau khi tìm hiểu về những thủ đoạn gian dối, cách thức mà bà Trương Mỹ Lan đã thực hiện thì hiện nay vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan. Người có hành vi vi phạm pháp luật phải chị trách nhiệm trước pháp luật vì pháp luật là tối thượng và mọi người cần tuân theo. Hiện nay Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB đối mặt tội gì? Tổng hợp mức phạt cao nhất dành cho bà Trương Mỹ Lan là:
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa qua đã ban hành kết luận điều tra vụ án liên quan Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Cụ thể, bà Lan bị đề nghị truy tố các tội: Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tội tham ô tài sản. Ngoài ba tội danh trên, bà Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và rửa tiền.
Vậy tổng hợp hình phạt đối với bà Trương Mỹ Lan tối đa có thể gánh chịu là bao nhiêu năm? Liệu có thể nặng hơn được nữa hay không cũng sẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Cụ thể, với tội “Đưa hối lộ” theo Khoản 4 Điều 354 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
Với tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” theo Khoản 4 Điều 206 Bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.
Với tội “Tham ô tài sản” Khoản 4 Điều 353 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất có thể là tử hình.
Với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 4 Điều 174 bộ luật hình sự thì mức hình phạt cao nhất là chung thân.
Với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt thì có 3 khả năng có thể xảy ra.
Thứ nhất: Nếu tội tham ô tài sản bị tuyên tử hình thì các hình phạt khác ở các tội khác cộng lại vẫn áp dụng là tử hình. Đây có lẽ là trường hợp mà bà Trương Mỹ Lan có thể phải lưu tâm, suy nghĩ nhiều nhất.
Thứ hai: Nếu bị tuyên chung thân ở nhóm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tham ô tài sản thì tổng hợp hình phạt cả các tội khác cộng lại vẫn là chung thân. Nếu thoát tử hình thì khả năng rất cao mức hình phạt có thể áp dụng là tù chung thân.
Thứ 3: Nếu mức hình phạt ở các tội không phải là chung thân, tử hình thì tổng hợp hình phạt sẽ không quá 30 năm tù.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trương Mỹ Lan rút ruột 1 triệu tỷ đồng của SCB đối mặt tội gì?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ ngân hàng năm 2023
- Đơn yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân mới năm 2024
Câu hỏi thường gặp
Bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội: “Đưa hối lộ”; “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “Tham ô tài sản”. Bị can Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.
Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, liên quan đến vụ án “Tham ô tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan.
Ngày 25/10/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 bị can về tội danh “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Tham ô tài sản” nhưng các bị can đã bỏ trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu.
Kết luận điều tra trong vụ án Vạn Thịnh Phát cho thấy, đây là vụ án gây thiệt hại về tài sản lớn nhất từ trước đến nay, với tổng số tiền gây thiệt hại lên đến 433.000 tỷ đồng. Trong đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng của ngân hàng SCB. Số tiền này đến nay không thể chi trả và còn phát sinh tiền lãi hơn 129.372 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã phong tỏa, kê biên một số lượng tài sản khổng lồ. Cụ thể, liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và các bị can, Cơ quan điều tra thu giữ tổng số tiền hơn 589 tỉ đồng và 15 triệu USD.
Nhà chức trách còn phong tỏa 43 tài khoản ngân hàng của các bị can và các cá nhân đứng tên hộ, với tổng số tiền 1.896 tỷ đồng và 8,4 triệu USD.