Chào luật sư tôi thấy vụ án bà Trương Mỹ Lan đầy những mặt báo trong các ngày vừa qua. Tôi cũng quan tâm đến vấn đề này nên muốn tìm hiểu thêm thông tin. Không biết hiện nay bà Trương Mỹ Lan đã được tạm giam như thế nào. Tôi thấy bà ấy chiếm đoạt số tiền rất lớn, lên đến 304 nghìn tỷ đồng thì chắc phải chịu mức hình phạt tương xứng. Vậy bà Trương Mỹ Lan cùng với người có liên quan đã có những hành vi, thủ đoạn gì để chiếm đoạt số tiền 304 nghìn tỷ đồng của ngân hàng SCB? Liệu bà Mỹ Lan có bị buộc trả lại hết số tiền đã chiếm đoạt hay không? Bà Trương Mỹ Lan giữ chức vụ gì trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát mà có thể điều khiển nhân viên ngân hàng và tiến hành chiếm đoạt tiền? Bà Trương Mỹ Lan sẽ bị xét xử vào ngày nào và tòa án nào giải quyết? Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng đối diện mức án gì? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng đối diện mức án gì? chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Trương Mỹ Lan xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” cả ngàn doanh nghiệp
Hiện nay bà Trương Mỹ Lan đã bị truy tố vì hành vi chiếm đoạt số tiền rất lớn của ngân hàng SCB. Đặc biệt việc bà Mỹ Lan lập ra nhiều công ty và thực hiện thủ tục vay tiền ngân hàng để thâu tóm tiền là vi phạm quy định của pháp luật. Vậy cụ thể bà Lan đã có những động thái gì để xây dụng được hệ sinh thái Vạn Phát với số lượng lên đến cả ngàn doanh nghiệp? Bà Mỹ Lan đã xây dựng hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với những nội dung đáng chú ý như sau:
Theo kết luận, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật. Những người được thuê này đều có quan hệ họ hàng hoặc là cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
“Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát” được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cụ thể, nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty CP đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú. Trong đó SCB có vai trò “đặc biệt quan trọng”, được sử dụng như một công cụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong “hệ sinh thái”.
Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn… đều là công ty có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên…
Nhóm các công ty được gọi là “công ty ma” tại Việt Nam, được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hớp tác, thi công…
Mạng lưới công ty tại nước ngoài: Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế” phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa “nhà đầu tư nước ngoài” đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan tại nước ngoài.
Bà Trương Mỹ Lan biến SCB thành công cụ tài chính để huy động tiền thế nào?
Việc bà Trương Mỹ Lan có hành vi biến SCB thành công cụ tài chính để thực hiện chiếm đoạt tiền là chủ đề hot liên tục của những ngày qua. Thủ đoạn này được thực hiện hết sức là tinh vi, mang tính có tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng SCB. Đồng thời hành vi này còn có liên quan đến tội phạm kinh tế được quy định tại bộ luật hình sự. Để biết thông tin chi tiết hơn về vụ bà Trương Mỹ Lan, mời bạn tham khảo thông tin ngay bên dưới đây như sau:
Theo kết luận, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) đi vào hoạt động từ 1-1-2012, vốn điều lệ khi thành lập là hơn 10.000 tỉ. Đến nay nhà băng này có vốn điều lệ là hơn 15.000 tỉ.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại ban quản trị, ban điều hành SCB nhưng lại nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần nhà băng này (trên 90% cổ phần).
Nữ doanh nhân này cũng bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt của ngân hàng.
“Bà Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng, biến SCB trở thành công cụ tài chính để tổ chức huy động tiền gửi, chỉ đạo toàn bộ lãnh đạo chủ chốt nhà băng này”, kết luận nêu.
Từ đó bà Lan chỉ đạo thuộc cấp tại SCB và hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập cả nghìn bộ hồ sơ “khống” đứng tên vay vốn của ngân hàng. Bà Trương Mỹ Lan sử dụng tiền trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân, đối phó che giấu hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.
C03 cáo buộc hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là “nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng”, kết luận nêu.
Thủ đoạn “rút ruột” SCB chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ của bà Mỹ Lan
Bà Mỹ Lan đã tiến hành thủ đoạn rút ruột SCB, mua chuộc và cấu kết với nhân viên và một số lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng SCB đẻ thực hiện cho mục đích xấu là chiếm đoạt tiền. Vậy thủ đoạn này được thực hiện như thế nào và có sự góp sức của những gương mặt nổi trội nào? Cách thứuc hoạt động của Bà Trương Mỹ Lan và một số người có liên quan để tiến hành rút ruột tiền SCB với còn số 304.000 tỉ gây xôn xao trong dư luận xã hội hiện nay.
Với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12-2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Sau khi ba ngân hàng trên hợp nhất thành SCB, bà Lan tiếp tục nhờ người đứng tên hơn 85% cổ phần của nhà băng này. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát tiếp tục mua và nhờ người đứng tên để tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại SCB lên hơn 91% vào ngày 1-1-2018.
Với việc sở hữu, nằm quyền chi phối số cổ phần của SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Họ đều nghe theo chỉ đạo của bà Lan và được trả mức lương cao từ 200-500 triệu đồng/tháng.
Bằng cách thâu tóm, nắm giữ cổ phần chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB, bà Trương Mỹ Lan sử dụng nhà băng này như “một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức…”.
Tuy nhiên trong hoạt động cho vay, SCB lại chủ yếu phục vụ mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan, kết luận nêu.
Kết quả điều tra xác định từ ngày 1-1-2012 đến ngày 7-10-2022, SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.500 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỉ đồng.
Đến ngày 17-10-2022, các khoản vay tại SCB còn dư nợ hơn 677 ngàn tỉ đều thuộc nhóm không có khả năng thu hồi. Trong đó dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của hơn 23.000 khoản vay còn dư nợ tại SCB.
Theo kết luận, sau khi thâu tóm SCB, bà Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại đây và các cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát triển khai các hoạt động rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống. Thậm chí có nhiều khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau.
Mỗi khoản cần rút ra, trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho từng nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty “ma”, “vẽ” ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo cho phù hợp….
Theo kết luận, Ngân hàng SCB đã huy động tiền gửi từ 50 chi nhánh nhưng chỉ tập trung giải ngân đối với nhóm Trương Mỹ Lan – Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại 3 đơn vị hội sở, 3 chi nhánh lớn, nhỏ lẻ ở 6 chi nhánh.
Các hồ sơ cho vay, giải ngân của nhóm Trương Mỹ Lan tại các đơn vị, chi nhánh trên đều có ký hiệu theo dõi riêng như “HSTT”, “phương án, dự án” để các nhân viên ngân hàng nhìn vào đều hiểu là cho vay các công ty trong “hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát”.
Thực hiện hoạt động này, Trương Mỹ Lan đã giao cho các thân tín tại SCB phối hợp cùng các thuộc cấp tại Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn khống đã tạo lập để thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của cá nhân, pháp nhân “ma” để thực hiện chuyển tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng hoặc cho các cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.
Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng đối diện mức án gì?
Vấn đề chính yếu được nhiều người quan tâm nhất lúc này là bà Trương Mỹ Lan sẽ đối diện với mức án thế nào? Đây có thể xem là tội phạm rất nghiêm trọng trong BLHS hay không vì số tiền phạm tội là rất lớn? Bà Mỹ Lan chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng thì có buộc trả lại toàn bộ số tiền này hay không? Bà Trương Mỹ Lan phải chịu mức hình phạt tù tối đa là bao nhiêu năm. Quy định về mức án mà bà Trương Mỹ Lan có thể đối diện cho hành vi vi phạm pháp luật chính là:
Sau hơn một năm điều tra, C03 cáo buộc bà Trương Mỹ Lan có nhiều sai phạm và đề nghị truy tố nữ doanh nhân này ba tội danh.
Cụ thể, bà Lan bị đề nghị truy tố các tội: đưa hối lộ; vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tội tham ô tài sản.
Các bị can còn lại bị truy tố về các tội danh như: tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan có bốn luật sư bào chữa là luật sư Phan Trung Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Minh Hoàng và Giang Hồng Thanh.
Cùng vụ án, bà Đỗ Thị Nhàn – cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước – bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.
Một số cựu lãnh đạo, cán bộ của Ngân hàng SCB bị đề nghị truy tố về tội “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Ngoài ba tội danh trên, bà Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và rửa tiền. Tuy nhiên cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Liên quan hành vi lừa đảo, gian dối phát hành trái phiếu, trước đó tại buổi họp báo của Bộ Công an, lãnh đạo C03 thông tin kết quả điều tra xác định từ năm 2018 – 2020, các nghi phạm có liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các công ty con thuộc tập đoàn cùng một số đơn vị đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật trong phát hành trái phiếu.
Từ các hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu, bà Trương Mỹ Lan và các bị can trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã lừa đảo 30.000 tỉ đồng của 42.000 nhà đầu tư.
Do số lượng bị hại trong vụ án này rất lớn nên C03 đã ủy thác cho cơ quan điều tra công an các địa phương làm việc với các nhà đầu tư đã mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát, cục phó C03 thông tin như trên.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 304 nghìn tỷ đồng đối diện mức án gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn luật hình sự Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước năm 2024
- Tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn 2023
- Quên bằng lái xe có bị giữ xe hay không?
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan, mới đây, 2 cựu chủ tịch Ngân hàng SCB cùng 5 người khác bị khởi tố trong vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng đang bỏ trốn, nên bị Bộ Công an phát lệnh truy nã.
Những người bị truy nã gồm Nguyễn Thị Thu Sương (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu phó tổng giám đốc SCB), Trầm Thích Tồn (cựu thành viên hội đồng quản trị SCB), Sun Henry Ka Ziang (thành viên hội đồng quản trị SCB, quốc tịch Trung Quốc), Lam Lee George (cựu thành viên hội đồng quản trị SCB) và Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu phó giám đốc chi nhánh Bến Thành SCB).
Nội dung kết luận điều tra cho thấy, mặc dù không trực tiếp nắm giữ chức vụ tại SCB, nhưng bà Lan sở hữu trên 90% cổ phần, nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng này. Quá trình chi phối, chỉ đạo nêu trên đã dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như kết luận công bố.
“Như vậy, dẫu không có chức vụ gì ở SCB, nhưng bà Trương Mỹ Lan lại là người tuyển chọn, chỉ đạo những người có chức vụ tại ngân hàng này; tức là bị can có quyền quyết định đến hoạt động của ngân hàng”, vị luật sư phân tích.
Đối chiếu với các căn cứ đã được kết luận điều tra đề cập, hành vi của bà Lan có dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản, khi đã lợi dụng quyền hạn của mình để chiếm đoạt tiền của SCB.
Số tiền bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB, chỉ tính riêng với hành vi tham ô tài sản đã lên tới hơn 304.000 tỉ đồng. Nhiều người bày tỏ băn khoăn, rằng bị can có khả năng khắc phục hậu quả số tiền này, trong trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật xác định là có tội?
Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho hay, xét riêng ở tội tham ô tài sản mà bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố, bị hại của hành vi này là được xác định là SCB, chứ không phải khách hàng gửi tiền.
Điều này đồng nghĩa, trong trường hợp bản án có hiệu lực pháp luật xác định bà Lan có tội, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ có nghĩa vụ phải khắc phục toàn bộ số tiền đã tham ô cho SCB.
Cũng theo luật sư Quynh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tạm giữ 1.266 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kê biên 1.237 bất động sản tại Đồng Nai, TP.HCM, Long An…; kê biên 857 triệu cổ phần SCB của bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ.