Có nhiều người dân thắc mắc việc bắt giữ người vào ban đêm có hợp pháp hay không? Có những trường hợp nào không được bắt giữ người vào ban đêm? Để giúp giải đáp các thắc mắc, cũng như tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này. Bài viết dưới đây của Luật Sư X về Trường hợp nào không được bắt giữ người vào ban đêm? sẽ giúp ích. Mời bạn đọc đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trường hợp nào không được bắt giữ người vào ban đêm?
Theo Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
“Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”
Trong đó, ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau.
Như vậy, mọi trường hợp đều tuyệt đối không được bắt người vào ban đên nếu không phải là trường hợp phạm tội quả tang; hoặc bắt người đang truy nã.
Mọi hành vi bắt giữ người vào ban đêm, nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên; đều được coi là trái luật và người bị bắt có quyền yêu cầu khiếu nại, bồi thường thiệt hại.
Tại sao không được bắt người vào ban đêm?
Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn; giải thích chính thức nào về việc không được bắt giữ người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt giữ người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự; tránh gây xáo trộn; ảnh hưởng đến những người xung quanh; bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ.
Hơn nữa, việc bắt giữ người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai; minh bạch của hoạt động bắt giữ.
Các thủ tục tố tụng khác không được thực hiện vào ban đêm
Ngoài quy định không được bắt giữ người vào ban đêm. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định:
- Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm (khoản 6, Điều Điều 127);
- Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được; nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 3 Điều 183);
- Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp; nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 1 Điều 195);
- Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm (khoản 3 Điều 443).
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Trường hợp nào không được bắt giữ người vào ban đêm? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp là:
Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp;
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới…;
Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Điều 110 Bộ luật TTHS năm 2015, căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp gồm:
– Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
– Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc; hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.