Thừa kế chưa bao giờ là vấn đề bớt nóng trong dân sự. Việc xác định đối tượng được hưởng di sản thừa kế là rất quan trọng. Pháp luật hiện nay cũng có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được nhận di sản thừa kế. Vậy Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế? Bài viết dưới đây, Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc và trả lời cho câu hỏi này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?
Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Nếu người chết để lại di chúc hợp pháp, tài sản của người đó sẽ được chia theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ thì chia theo pháp luật.
Tuy vậy, Bộ luật cũng đưa ra trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều 644. Theo quy định này, có 06 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Các đối tượng này còn được gọi là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Gồm có:
– Con chưa thành niên của người để lại di sản;
– Cha của người để lại di sản;
– Mẹ của người để lại di sản;
– Vợ của người để lại di sản;
– Chồng của người để lại di sản;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.
Theo đó, cho dù những người nêu trên không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người mất mà pháp luật quy định những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế. Đây là những trường hợp cho thấy pháp luật có sự linh động.
Tuy nhiên, những người thuộc đối tượng nêu trên cũng có quyền từ chối nhận di sản thừa kế; hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế khi đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…
Mức hưởng của người thừa kế không phụ thuộc di chúc
Cũng tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.
Trường hợp người để lại di chúc chỉ cho họ hưởng di sản ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật; thì những đối tượng này vẫn được hưởng bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng đối với những người thuộc đối tượng từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế (Đã bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản; Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản…).
Mời bạn xem thêm
- Người nước ngoài có được hưởng thừa kế đất theo di chúc không?
- Không được hưởng thừa kế nhà đất trong trường hợp nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người thừa kế theo pháp luật được chia thành các hàng thừa kế gồm:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột; chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội; cụ ngoại
Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật:
– Không có di chúc, di chúc không hợp pháp;
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.