Giao khu vực biển là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho tổ chức, cá nhân được phép sử dụng một hoặc nhiều khu vực biển nhất định trong một khoảng thời gian xác định để thực hiện các hoạt động như: khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Quyết định được giao. Khu vực biển giao cho cá nhân, tổ chức là một phần thuộc vùng biển của Việt Nam có tọa độ, vị trí, ranh giới, diện tích, độ sâu cụ thể được xác định bởi một hoặc nhiều thành phần bao gồm mặt biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, khối nước biển, được xác định và thể hiện trên sơ đồ khu vực biển. Vậy, Cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ gì khi được giao khu vực biển? Trường hợp nào được xem là vi phạm sử dụng khu vực biển?
Luật sư X xin chia sẻ cho Quý bạn đọc: “Trường hợp nào được xem là vi phạm sử dụng khu vực biển?“. Hy vọng bài viết có thể có thể hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
- Thông tư 105/2022/TT-BQP
Cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ gì khi được giao khu vực biển?
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có các quyền sau đây:
- Sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Quyết định giao khu vực biển.
- Được xem xét gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển.
- Được sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.
- Được xem xét bồi thường khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi khu vực biển để sử dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển bị xâm phạm.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có nghĩa vụ sau đây:
- Sử dụng khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới, diện tích, độ sâu, độ cao, thời hạn được quy định trong Quyết định giao khu vực biển; không lấn, chiếm biển; không vi phạm quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; không gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường biển, hệ sinh thái biển; không làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động giao thông trên biển; không cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong vùng biển Việt Nam;
- Bảo vệ môi trường biển; báo cáo tình hình sử dụng khu vực biển được giao định kỳ một năm một lần cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển; không cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật;
- Thực hiện nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật; chỉ được sử dụng khu vực biển sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định; trước khi tiến hành sử dụng khu vực biển phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển để được bàn giao khu vực biển trên thực địa.
- Không được chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định này.
- Không được khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển;
- Chấp hành Quyết định thu hồi khu vực biển đã giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thủy sản.
Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có nghĩa vụ sau:
- Sử dụng khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới, diện tích, độ sâu, độ cao, thời hạn được quy định trong Quyết định giao khu vực biển; không lấn, chiếm biển; không vi phạm quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; không gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường biển, hệ sinh thái biển; không làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động giao thông trên biển; không cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong vùng biển Việt Nam;
- Bảo vệ môi trường biển; báo cáo tình hình sử dụng khu vực biển được giao định kỳ một năm một lần cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển; không cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật;
- Thực hiện nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật; chỉ được sử dụng khu vực biển sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định; trước khi tiến hành sử dụng khu vực biển phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển để được bàn giao khu vực biển trên thực địa;
- Không được chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao trừ trường hợp quy định;
- Không được khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển;
- Chấp hành Quyết định thu hồi khu vực biển đã giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền giao khu vực biển?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền giao khu vực biển như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, trừ các trường hợp giao khu vực biển sử dụng để nhận chìm ở biển, nuôi trồng thủy sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giao khu vực biển trong các trường hợp dưới đây:
- a) Khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
- b) Khu vực biển liên vùng; khu vực biển có phạm vi nằm ngoài vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo;
- c) Khu vực biển do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giao để thực hiện các dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển quyết định giao khu vực biển nằm trong phạm vi vùng biển 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển quyết định giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản nằm trong vùng biển 03 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm của đất liền và các đảo.
Hạn mức giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản này không quá 01 ha.
Trường hợp nào được xem là vi phạm sử dụng khu vực biển?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các trường hợp vi phạm sử dụng khu vực biển khi không có quyết định giao khu vực biển như sau:
Hành vi vi phạm quy định về việc giao khu vực biển quy định tại Điều 27, Điều 27a và Điều 27b Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 17, 18, 19 Điều 3 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
…
- Vi phạm sử dụng khu vực biển khi không có quyết định giao khu vực biển gồm các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển hoặc khi quyết định giao khu vực biển hết hạn, quyết định giao khu vực biển đã bị thu hồi, quyết định giao khu vực biển bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng khu vực biển hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sử dụng khu vực biển mà vẫn sử dụng khu vực biển.
b) Từ ngày 15/7/2014, tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển phải có quyết định về việc giao khu vực biển (theo quy định tại Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển). Thời gian tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng khu vực biển trước ngày 15/7/2014 chưa có Quyết định về việc giao khu vực biển thì chưa coi là vi phạm.
Theo đó, trường hợp vi phạm sử dụng khu vực biển khi không có quyết định giao khu vực biển gồm:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định giao khu vực biển
- Tổ chức, cá nhân sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển khi:
- Quyết định giao khu vực biển hết hạn,
- Quyết định giao khu vực biển đã bị thu hồi,
- Quyết định giao khu vực biển bị tước quyền sử dụng nhưng vẫn sử dụng khu vực biển hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận sử dụng khu vực biển mà vẫn sử dụng khu vực biển.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng khu vực biển trước ngày 15/7/2014 mà chưa có Quyết định về việc giao khu vực biển thì chưa coi là vi phạm
Có thể bạn quan tâm:
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thủ tục gia hạn đất nông nghiệp năm 2023
- Bạo hành trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong bao nhiêu lâu?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Trường hợp nào được xem là vi phạm sử dụng khu vực biển?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.10 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2021/NĐ-CP, giao khu vực biển là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân được phép sử dụng một hoặc nhiều khu vực biển nhất định (sau đây gọi là khu vực biển) trong khoảng thời gian xác định để thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
Trong đó, khu vực biển giao cho tổ chức, cá nhân là một phần của vùng biển Việt Nam có vị trí, tọa độ, ranh giới, diện tích, độ sâu cụ thể được xác định bởi một hoặc nhiều thành phần bao gồm mặt biển, khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển được xác định và thể hiện trên sơ đồ khu vực biển. (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 11/2021/NĐ-CP)
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 11/2021/NĐ-CP, Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này.
Tiền sử dụng khu vực biển được xác định căn cứ vào phân loại các hoạt động sử dụng khu vực biển, diện tích khu vực biển được phép sử dụng, thời hạn sử dụng khu vực biển và mức thu tiền sử dụng khu vực biển cụ thể. Tiền sử dụng khu vực biển đối với hoạt động nhận chìm ở biển được xác định căn cứ vào khối lượng vật, chất nhận chìm được tính theo đơn vị m3 (mét khối).
Tiền sử dụng khu vực biển là một khoản thu của ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Tiền sử dụng khu vực biển được nộp ngân sách trung ương đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường, được nộp ngân sách địa phương đối với trường hợp giao khu vực biển thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Diện tích phải nộp tiền sử dụng khu vực biển (trừ trường hợp nhận chìm ở biển) là diện tích được ghi trong Quyết định giao khu vực biển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển; đơn vị tính là hecta (ha).
Trường hợp cùng một dự án đầu tư có phạm vi thực hiện bao gồm phần diện tích khu vực biển, diện tích đất, đất có mặt nước ven biển, đất bãi bồi ven biển thì nghĩa vụ tài chính với nhà nước được xác định đối với từng phần diện tích tương ứng theo quy định của pháp luật.