Hiện nay, với bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia đang diễn ra hết sức phức tạp, cả về tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm này đang đe dọa đến trật tự, an toàn xã hội của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Dẫn độ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, đảm bảo nguyên tắc mọi tội phạm phải bị trừng trị theo quy định của pháp luật. Song bên cạnh đó, có những trường hợp không dẫn độ tội phạm, và đó là những trường hợp nào? Mời quý đọc giả cùng Luật sư X theo dõi ngay bài viết bên dưới để nắm vững vấn đề pháp lý về dẫn độ tội phạm và trường hợp không dẫn độ tội phạm. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!
Căn cứ pháp lý
Dẫn độ là gì?
Thuật ngữ “dẫn độ” vẫn còn khá xa lạ với nhiều người, vậy dẫn độ là gì? Dẫn độ được hiểu là hoạt động tương trợ hệ thống tư pháp giữa các quốc gia với nhau Trong đó có Việt Nam với các nước quốc tế thông qua các hiệp định quốc tế nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và xử ký kịp thời. Dưới đây, Luật sư X cung cấp khái niệm về dẫn độ dưới góc độ pháp lý, cụ thể như sau:
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007, dẫn độ được quy định là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu TNHS hoặc thi hành án đối với người đó.
Đối với tội phạm là người Việt Nam hoặc tội phạm nước ngoài đang lẩn trốn tại Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tại Việt Nam có thể:
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu TNHS hoặc thi hành án;
– Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu TNHS hoặc thi hành án.
Các nguyên tắc cần phải tuân thủ trong dẫn độ tội phạm
Đảm bảo an ninh trật xã hội và sự phát triển của quốc gia, thi hành dẫn độ tội phạm cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định. Vậy cụ thể các nguyên tắc đó là gì? Mời quý đọc giả theo dõi thông tin chi tiết bên dưới!
Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng như hoạt động dẫn độ tội phạm. Chủ quyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm phạm thể hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nhận được một yêu cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quyền từ chối hay chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các điều ước quốc tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu chỉ được tiếp nhận đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên quan đến dẫn độ.
Nguyên tắc có đi có lại
Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết để đảm bảo việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này quy định: nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện một yêu cầu như vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập tức, mà tùy từng trường hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không.
Nguyên tắc định tội danh kép
Đây là nguyên tắc đặc thù trong dẫn độ tội phạm được hầu hết các nước áp dụng. Đối tượng bị yêu cầu dẫn độ sẽ được dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cá nước yêu cầu và nước nhận được yêu cầu dẫn độ. Không đáp ứng được yêu cầu này, các quốc gia có quyền từ chối dẫn độ.
Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình
Nguyên tắc này đã đươc ghi nhận trong hiệp định của Hội đồng châu âu 1957 về dẫn độ tội phạm, trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa các quốc gia, trong hiến pháp và luật quốc tịch của các nước. Đối tượng bị dẫn độ là các cá nhân đã thực hiện hành vi phạm tội và bị xét xử hành vi tội phạm này hoặc người bị tình nghi thực hiện hành vi tội phạm đang lẩn trốn ở ngoài lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ.
Nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về chính trị
Nguyên tắc này được ghi nhận trong một số điều ước quốc tế đa phương, song phương về tương trợ tư pháp giữa các quốc gia và trong luật quốc gia của các nước. Tuy nhiên, khái niệm về tội phạm chính trị cũng chưa được dưa ra rõ ràng. Tính chất chính trị của tội phạm có được đề cập tới bằng phương thức xác định chế định dẫn độ tội phạm là chế định đối lập với chế định cư trú chính trị. Nguyên tắc cũng có ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đàu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi thực hiện hành vi phạm tội.
Trường hợp không dẫn độ tội phạm
Trường hợp không dẫn độ tội phạm
Không phải mọi trường hợp, đối tượng tội phạm nào cũng được quyền dẫn độ. Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu TNHS hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
– Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu TNHS đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
– Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
– Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các điều kiện để trở thành đối tượng có thể bị dẫn độ nêu trên.
Ngoài 05 trường hợp từ chối dẫn độ này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam;
– Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu TNHS ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam khi từ chối dẫn độ phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.
Các nước không dẫn độ với Việt Nam
Để biết được các nước nào không dẫn độ với Việt Nam thì trước tiên, ta tìm hiểu các quốc gia dẫn độ với Việt Nam. Nhằm mở rộng, phát triển các quan hệ đối ngoại, Việt Nam cam kết ký hiệp định với các nước quốc tế. Theo thống kê, hiện nay, Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn độ và 11 hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quy định về dẫn độ với các nước khác trên thế giới. Cụ thể như sau:
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Anh: Hai nước đã ký kết với nhau hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù; Hiệp định về tương trợ tư pháp về hình sự.
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Việt Nam và Hàn Quốc đã ký kết hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù; Hiệp định về dẫn độ.
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a: Hai nước đã ký kết Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù với nhau.
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Thái Lan: Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự đã được hai nước ký kết với nhau.
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và Hung-ga-ri: Hai nước đã ký kết với nhau Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù.
– Hiệp định dẫn độ giữa Việt Nam và An giê ri, Ấn Độ, Indonesia, Hungary.
– Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với nhau.
– Việt Nam và Belarus đã tham gia ký kết hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự.
– Việt Nam và Bungari ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự với nhau.
– Việt Nam và Ca dắc xtan đã đồng ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự với nhau.
Mời bạn xem thêm
- Mức xử phạt đối với tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng 2023
- Xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?
- Năm 2023, tội cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu năm tù?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trường hợp không dẫn độ tội phạm“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến Đăng ký bảo hộ thương hiệu Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ yêu cầu dẫn độ người phạm tội của cơ quan có thẩm quyền phải có những tài liệu sau:
– Văn bản yêu cầu dẫn độ với những nội dung:
+ Ngày, tháng, năm và địa điểm lập văn bản;
+ Lý do yêu cầu dẫn độ;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dẫn độ;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan được yêu cầu dẫn độ;
+ Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
– Các tài liệu kèm theo văn bản yêu cầu dẫn độ bao gồm:
+ Tóm tắt nội dung của vụ án;
+ Các điều luật cần áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, quy định về hình phạt, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
+ Giấy tờ về quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ, nếu có;
+ Các tài liệu khác mô tả đặc điểm nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật và tập quán quốc tế.
Lưu ý:
– Trường hợp yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có thêm các tài liệu sau:
+ Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu dẫn độ;
+ Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ.
– Trường hợp yêu cầu dẫn độ để thi hành án thì cần có thêm tài liệu sau:
+ Bản sao bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước yêu cầu dẫn độ;
+ Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án.
Tại Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007 có quy định về dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án như sau:
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Điều 33 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định đối tượng có thể bị dẫn độ như sau:
– Người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định rơi vào 01 trong 02 trường hợp sau:
+ Phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình;
+ Đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng.
– Hành vi phạm tội của người có thể bị dẫn độ không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước yêu cầu.
– Trường hợp hành vi phạm tội của người có thể bị dẫn độ xảy ra ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.