Rút yêu cầu khởi kiện là gì? Bãi nại trong trường hợp nào? Những trường hợp được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là gì?
Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là một trong các quyền của người bị hại được quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Trường hợp được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Như vậy, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố là “người đã yêu cầu khởi tố”. Người đã yêu cầu khởi tố có thể là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ…”.
Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được rút yêu cầu của mình. Vì thế, người đã yêu cầu khởi tố có thể rút yêu cầu vào thời điểm ngay sau khi yêu cầu, trong giai đoạn điều tra, truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm .
Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
– Do sự tác động tích cực từ phía gia đình, bạn bè… hoặc vì lý do cá nhân mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ và trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 Điều 136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, người bị hại phải nộp tiền án phí.
– Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức”.
Do đó, sau khi rút đơn, bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp phải rút yêu cầu do họ bị ép buộc, cưỡng bức bởi người khác.
Quy định này đã phần nào tạo ra sự chủ động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại, đồng thời tránh việc người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng.
Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người bị hại có quyền yêu cầu lại đó là trường hợp họ rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trường hợp được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Căn cứ tại khoản 1 Điều 155 của BLTTHS năm 2015. Theo đó, các trường hợp bị hại; hoặc người đại diện của họ được rút yêu cầu khởi tố là các tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; hoặc nghiêm trọng xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và trật tự quản lý kinh tế.
Cụ thể là các tội thuộc khoản 1 các điều:
- Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),
- Điều 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh),
- Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội),
- Điều 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác),
- Điều 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính),
- Điều 141 (Tội hiếp dâm),
- Điều 143 (Tội cưỡng dâm),
- Điều 155 (Tội làm nhục người khác),
- Điều 156 (Tội vu khống) và
- Điều 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).
Tại sao được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Có thể thấy rằng, đây là những tội danh mà người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của bị hại cũng như ảnh hưởng đến nhà nước và xã hội ở mức độ hạn chế.
Nếu như để họ tiếp tục theo đuổi vụ án thì có thể gây mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của họ cho việc theo đuổi vụ án, thậm chí còn có thể làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và còn gây ra tiếp những tổn hại về tinh thần cho họ.
Không phải trường hợp nào rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án đều đình chỉ
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, không phải vụ án nào khi bị hại rút đơn khởi tố hay tố cóa thì tòa án cũng sẽ đình chỉ. Bởi nếu các tội tại điều 155 mà rơi vào khoản 1 tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng thì sẽ chỉ được khởi tố theo yêu cầu bị hại, cũng như khi bị hại rút đơn khởi tố thì vụ án sẽ bị đình chỉ.
Nhưng cũng là các tội này mà rơi vào các khoản 2,3 là tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng thì lúc này sẽ tiến hành truy tố như bình thường chứ không phụ thuộc vào việc bị hại có rút đơn tố cáo hay không.
Xem thêm:
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
- Có được miễn trách nhiệm hình sự khi phía bị hại có đơn xin bãi nại ?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Trường hợp được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Đơn bãi nại là một loại đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người bị hại có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc người bị hại đã chết với nội dung: rút lại yêu cầu khởi kiện vụ án hình sự, nghĩa là không còn tiếp tục khởi kiện nữa“
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên; trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện; đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
Như đã trình bày, thì người bị khởi tố, chỉ có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi; thuộc trường hợp bị khởi tố theo yêu cầu của người bị hại; cụ thể bao gồm những tội như: cố ý gây thương tích; vô ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hiếp dâm; cưỡng dâm, vu khống… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khi có đơn xin bãi nại từ phía người bị hại cũng được miễn trách nhiệm hình sự.