Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay, với nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng, trọng tài viên chịu trách nhiệm bảo mật nội dung tranh chấp, quyết định của trọng tài viên là người phân xử cuối cùng. Chính yếu tố đặc biệt về thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng đã khiến luật trọng tài thừa nhận những yếu tố đặc biệt của trọng tài trong mối quan hệ với tòa án. Vậy trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết? Để biết được câu trả lời mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Trọng tài viên là gì?
Trọng tài hiện nay là một phương thức giải quyết tranh chấp rất được ưa chuộng. Theo đó, các bên sẽ thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài để họ phân xử. Hiện nay, các trọng tài viên và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại.
Theo Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:
“5. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này.”
Trọng tài viên có hai loại hình chính. Đó là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Cụ thể:
- Trọng tài quy chế được hiểu là việc giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài. Thủ tục, trình tự của phương thức này được quy định tại Quy chế của trung tâm. (Khoản 6 Điều 3).
- Trọng tài vụ việc là việc giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và theo các bên thỏa thuận. (khoản 7 Điều 3).
Đây là một phương thức đề cao thỏa thuận các bên. Vì vậy, cách thức này rất linh hoạt, gọn nhẹ và tiết kiêm thời gian cho các bên. Đồng thời, phương thức này có một ưu điểm khác là các bên có thể chọn phân xử không công khai. Do đó, các bên khi có tranh chấp vẫn có thể bảo vệ các bí mật kinh doanh của mình.
Quyền của trọng tài viên
Trọng tài viên có một số quyền hạn theo Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Cụ thể:
Thứ nhất, chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, trọng tài viên độc lập trong phân xử, giải quyết tranh chấp. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng và để đảm bảo phán quyết đưa ra là công bằng và khách quan.
Thứ ba, từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Đây là ưu điểm của phương thức trọng tài. Các bên có thể yêu cầu trọng tài viên xét xử kín, không công khai vụ kiện, … để đảm bảo uy tín, và các thông tin quan trọng của hai bên.
Thứ tư, được hưởng thù lao. Vì trọng tài hay trung tâm trọng tài là một tổ chức tài phán phi nhà nước. Nghĩa là, các chủ thể này hoạt động không phải trên Ngân sách nhà nước nên để duy trì hoạt động, họ có quyền thu thù lao từ các bên trong tranh chấp khi họ yêu cầu xử lý vụ việc.
Nghĩa vụ của trọng tài viên
Bên cạnh những quyền hạn, trọng tài viên phải tuân thủ một số nghĩa vụ theo luật định như sau:
Thứ nhất, trọng tài viên phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết; trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ bản của các trọng tài viên.
Thứ hai, bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời. Vì đây là một hoạt động phân xử tranh chấp thương mại, dân sự. Do đó, những người phân xử đưa ra phán quyết cũng cần đảm bảo vô tư, khách quan để giải quyết tranh chấp một cách công bằng nhất.
Thứ tư, tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Nhìn chung, đây là những nghĩa vụ cơ bản dành cho những người đóng vai trò phân xử các tranh chấp. Cần đặc biệt bảo đảm tính vô tư, khách quan, độc lập của trọng tài trong quá trình xét xử. Ngoài ra, mỗi trọng tài viên cần nghiêm chỉnh tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?
Căn cứ Điều 21 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên như sau:
1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
4. Được hưởng thù lao.
5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Trọng tài viên không giữ bí mật vụ tranh chấp do mình giải quyết bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên trong vụ tranh chấp;
b) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;
c) Giải quyết tranh chấp trong trường hợp trọng tài viên đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của một trong các bên trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản;
d) Giải quyết tranh chấp khi có căn cứ rõ ràng cho thấy trọng tài viên không vô tư, khách quan.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hoạt động trọng tài thương mại mà không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm trọng tài viên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Mời bạn xem thêm:
- Bên nào sẽ phải chịu phí khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài?
- Nếu đã có phán quyết trọng tài có quyền khởi kiện tiếp không?
- Dùng luật nước ngoài giải quyết tranh chấp tố tụng trọng tài có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trọng tài viên có bắt buộc phải giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo qui định của pháp luật.
– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
– Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
– Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
– Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật qui định được giải quyết bằng Trọng tài. (Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010)