Trọng tài thương mại là gì? Ưu nhược điểm của trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy cùng phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X làm rõ nhé.
Căn cứ pháp luật.
Luật tài trọng thương mại 2010.
Nội dung tư vấn.
Trọng tài thương mại là gì?
Căn cứ khoản 1 điều 3 luật trọng tài thương mại 2010 quy định như sau: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại:
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Căn cứ điều 5 luật trọng tài thương mại 2010 để tranh chấp được giả quyết bằng trọng tài thương mại cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài thương mại.
Nguyên tắc giải quyết được quy định như sau:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Bài viết xem thêm.
Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Ưu nhược điểm của trọng tài thương mại so với tòa án.
Phần ưu điểm.
Ưu điểm trọng tài | Nhược điểm của tòa án |
– Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử. – Các bên có quyền lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên theo ý chí của mình, không giới hạn về lãnh thổ. – Nguyên tắc xét xử không công khai,thông tin về tranh chấp của các kên được giữ kín, phần nào giúp các bên giữ được uy tín. – Trọng tài thương mại được thành lập theo ý chí các bên, xét xử phục vụ mục dích của các bên không nhân danh quyền lực nhà nước. | – Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng. Các bên không thể chủ động trong việc giải quyết tranh chấp như đối với Trọng tài. – Toà án xét xử công khai. Có thể khiến các bên không bảo mật được các bí mật kinh doanh cũng như uy tín các bên bị ảnh hưởng. – Nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng nhưng khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xét xử nhiều lần gây bất lợi cho đương sự. |
Phần nhược điểm.
Nhược điểm của trọng tài | Ưu điểm của tòa án |
– Phán quyết của trọng tài phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp. – Chi phí cho giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài khá cao, tùy thuộc vào giá trị tranh chấp. – Thỏa thuận trọng tài là điều kiện bắt buộc phải có để tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài. | – Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó phản quyết của toà án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. – Việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án được chính xác, công bằng, khách quan và tuân theo pháp luật. – Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án theo quy định của pháp luật thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thương mại hay trọng tài quốc tế. |
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp.
Theo quy định luật chỉ có tranh chấp thương mại mới được giải quyết bằng trọng tài thương mại.
Đăng ký phán quyết của trọng tài thương mại là quyền của các bên tham gia tranh chấp. Chỉ được đăng ký phán quyết của trọng tài vụ việc.
Căn cứ điều 66 luật trọng tài thương mại 2010 các bên có quyền yêu cầu thi hành án của trọng tài. Trình tự, thủ tục thực hiệ theo quy định của pháp luật.
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng. Người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.