Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Trong đó, có cả việc được bảo đảm về bình đẳng giới. Vậy nếu trọng nam kinh nữ trong hôn nhân gia đình bị xử phạt như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Hiếp pháp năm 2013;
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Bộ Luật dân sự;
Luật bình đẳng giới
Nội dung tư vấn
Mới gần đây, chương trình Hành lý tình yêu phát sóng ngày 29/11, chàng trai 30 tuổi gây sốc với màn tuyển chọn người yêu: Có trình độ, không sơn móng tay, không được nhuộm tóc và sẽ ly hôn nếu không sinh được con trai. Và anh còn chia sẻ rằng, ở gia đình anh ấy phụ nữ phải ngồi mâm dưới, ăn đồ thừa của đàn ông.
Qua tiêu chí chọn người yêu của anh này thì có lẽ tôi không đủ may mắn để có thể vào vòng trong.
Tạm gác lại câu chuyện tuyển người yêu, đến với vấn đề đang quan tâm ở đây. Sau chương trình có rất nhiều người đặt câu hỏi rằng: Tại sao chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thời đại công nghệ 4.0 mà những trường hợp như vậy xảy ra? Liệu rằng việc đòi ly hôn khi không sinh được con trai ở đây có đang vi phạm quy định của pháp luật không?
Yêu cầu giải quyết ly hôn
Ly hôn là gì?
Là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Việc ly hôn xuất phát từ ý chí tự nguyện của cả hai vợ chồng; hoặc đơn phương chấm dứt từ vợ hoặc chồng do không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng. Hoặc từ yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Cưỡng ép ly hôn là gì?
Là bắt vợ chồng phải ly hôn trong khi họ mong muốn duy trì quan hệ hôn nhân. Biểu hiện dưới các hành vi như đối xử tàn tệ; gây đau khổ về thể xác hay tinh thần cho vợ chồng; đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản cho bản thân người vợ hoặc chồng…;làm cho người vợ hoặc chồng phải ly hôn khi họ mong muốn duy trì mối quan hệ.
Theo quy định các hành vi bị cấm trong hôn nhân và gia đình trong đó có nêu rõ hành vi:
“b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn…”
Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải; hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn, ly hôn trái với ý muốn của họ. Cưỡng ép ly hôn là hành vi trái pháp luật hôn nhân gia đình; đây là sự áp đặt ý chí của người thứ ba vào những người trong quan hệ hôn nhân.
Không sinh con trai có được ly hôn không?
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 không sinh con trai có được ly hôn không?
Căn cứ vào Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
- Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm cưỡng ép ly hôn và kết hôn, mà tại Khoản 9 Điều 3 quy định: Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
Hiến pháp quy định gì về bình đẳng giới?
Không sinh con trai có được ly hôn không? Rõ ràng đang vi phạm nguyên tác và vi phạm hiến pháp.
Đồng thời tại Điều 15, điều 16 Hiến pháp quy định: Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều 26 Hiến pháp cũng quy định: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Thêm vào đó, Việt Nam cũng đã có 1 văn bản quy định về bình đẳng giới đó là Luật bình đẳng giới. Như vậy, chiếu theo tiêu chuẩn chọn người yêu của chàng trai 30 tuổi này rõ ràng đang chứa sự vi phạm về giới theo quy định của pháp luật khi yêu cầu sẽ ly hôn nếu không sinh được con trai. Mà hôn nhân là tự nguyện của cả hai, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, mà trường hợp này có lẽ anh trai đang đặt ra yêu sách với chính người vợ tương lai của mình.
Trọng nam kinh nữ trong hôn nhân gia đình bị xử phạt như thế nào?
Theo đó, căn cứ tại Điều 13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong gia đình có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chúng ta phải thành thật với nhau rằng, chàng trai này chỉ là 1 trong số rất rất nhiều người có quan điểm như vậy tại Việt Nam.
Do đó, chúng ta thường vẫn nghe câu, phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng. Hy vọng các bạn nữ sẽ tìm được bến đỗ thật vững chắc và yêu thường mình nha.
Hình phạt ép ly hôn
Theo Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn; hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”
Như vậy, nếu gia đình nhà chồng cưỡng ép, ép buộc con gái bạn ly hôn, cản trở mối quan hệ vợ chồng của con gái bạn để duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần và yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này. Nếu tiếp tục vi phạm thì có thể bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp, nếu người chống và ép người vợ sinh con trai, không sinh được sẽ ly hồn còn sử dụng vũ lực thì có thể bị truy cứu thêm về tội Cố ý gây thường tích:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tình trạng phân biệt giới tính hiện tại
Trong gia đình
Trong gia đình, mặc dù không phải là tất cả; nhưng đa số tâm lí của nhiều người hiện tại là mong muốn đẻ được bé trai. Phần để nối dõi tông đường, phần để nhận được sự coi trọng từ mọi người. Nhiều trường hợp bạo lực gia đình xảy ra mà khó có thể giải quyết. Không sinh con trai có được ly hôn không?
Trong lao động
Trong lao động, việc phân biệt đối xử giữa lao động nam và lao động nữ đã không còn xa lạ. Nhiều doanh nghiệp, thường có sự ưu tiên tuyển dụng lao động nam hơn lao động nữ. Tuy nhiên, do gặp nhiều sự phản đối; sự phân biệt thường không được thể hiện rõ. Nhưng sự phân biệt vẫn còn tồn tại.
Trong việc thi hành hình phạt
Trong việc thi hành hình phạt. Theo đó, hiện tại, Việt Nam mặc dù cho phép người thân thích của phạm nhân đến thăm. Nhưng trong khi vợ của phạm nhân nam được ở lại qua đêm thì chồng của phạm nhân nữ lại không được. Điều này mặc dù xuất phát từ việc tránh phạm nhân mang thai để trốn tránh việc thi hành án. Bởi theo quy định của Bộ luật Hình sự; phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tha tù có điều kiện trước thời hạn.
Trong xã hội
Trong xã hội, việc đổ lỗi cho nạn nhân. Đặc biệt là khi nạn nhân là nữ giới được xem như một việc bình thường. Trong các vụ cưỡng bức, hiếp dâm; mọi người thường có suy nghĩ do nạn nhân ăn mặc gợi cảm, không đúng chuẩn mực nên mới bị cưỡng bức. Bên cạnh đó, việc những người phụ nữ lái xe gây tai nạn lại thường bị chỉ trích nhiều hơn. Đặc biệt là khi đưa lên các mặt báo. Khi nam tài xế gây tai nạn báo sẽ đăng là “tài xế gây tai nạn”. Nhưng nếu người tài xế gây tai nạn là nữ, báo sẽ đăng “nữ tài xế gây tai nạn”. Việc đăng như vậy vô hình chung sẽ gây ác cảm cho nhiều người. Từ đó sinh ra suy nghĩ con gái thì không nên lái xe. Đây là bài về Không sinh con trai có được ly hôn không? Hy vọng xxa hội chúng ta sẽ ngày càng văn minh hơn.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Không sinh con trai có được ly hôn không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Không sinh con trai có được ly hôn không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: người nào vô ý làm chết người.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: phạm tội làm chết 02 người trở lên.
Nguyên nhân của việc phân biệt giữa lao động nam và lao động nữ là do lao động nữ thường sẽ mất một khoảng thời gian cho việc sinh nở. Và sau khi sinh xong, đa phần lao động nữ sẽ vì vướng bận chuyện gia đình mà không thể toàn tâm cho công việc. Vậy nên, nhiều doanh nghiệp không muốn tuyển dụng lao động nữ.
Việt Nam vẫn có một số ít bộ phận phân biệt vùng miền. Đây là hành vi miệt thị những người sống ở một khu vực vị trí địa lí trên lãnh thổ Việt Nam. Đáng nói, nhiều người kích động làn sóng bằng cách sử dụng tài khoản Facebook ảo để kêu gọi, miệt thị vùng miền. Đây là hành vi trái với lời Bác Hồ dạy, trái đạo đức xã hội, không chỉ người bị phân biệt mà người nghe còn cảm thấy bức xúc.