Trốn đi nghĩa vụ xử lý như nào là vấn đề hiện nay nhiều người quan tâm. Nhiều câu hỏi được đưa ra cho Luật Sư X xoay quanh vấn đề này. Để giải đáp thắc mắc này Luật Sư X mời bạn tham khảo bài tư vấn dưới đây. Để hiểu rõ hơn hướng xử lý cho hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cũng như mức phạt tiền, phạt tù nếu có.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015
Nghị định 120/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Thế nào là trốn nghĩa vụ?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến Pháp Việt Nam năm 2013:
Điều 45 – Hiếp pháp
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Trước khi biết trốn đi nghĩa vụ có bị xử lý không? Thì cẩn phải biết thế nào là trốn đi nghĩa vụ. Trốn tránh nghĩa vụ quân sự được hiểu là hành vi không chấp hành, không thực hiện theo lệnh gọi, gồm các lệnh sau:
- Lệnh đăng ký nghĩa vụ quân sự;
- Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;
- Lệnh gọi nhập ngũ;
- Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Trốn đi nghĩa vụ xử lý hành chính
Xử lý hành chính
Trốn đi nghĩa vụ sẽ bị xử lý như thế nào? Trốn đi nghĩa vụ sẽ bị xử lý hành chính, nặng hơn là xử lý hình sự. Tùy thuộc vào tính chất của vụ việc mà hành vi trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý hành chính như sau:
- Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có ly do chính đáng. Sẽ phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng;
- Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Căn cứ vào điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP, quy định:
Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ.
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có ly do chính đáng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Lý do chính đáng
Trốn nghĩa vụ nhưng không bị xử lý hành chính vì có lý do chính đáng, vậy thế nào là có lý do chính đáng? Để giải đáp thắc mắc này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP. Cụ thể, lý do chính đáng là:
- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn;
- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng;
- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ;
- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống;
- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi.
Trốn đi nghĩa vụ xử lý hình sự
Trốn đi nghĩa vụ xử lý như nào trong lĩnh vực hình sự? Việc trốn nghĩa vụ quân sự mà đã bị xử phạt hành chính theo quy định trên mà còn tiếp tục không chấp hành theo lệnh thì sẽ bị xử lý hình sự. Tội này dược quy định trong Điều 323: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự Bộ Luật Hình Sự 2015 . Cụ thể điều luật này quy định như sau:
- Người nào mà đã bị xử phạt hành chính về việc không chấp hành theo quy định hoặc;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích.
Thuộc một trong hai trường hợp trên thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Sẽ bị phạt tù nặng hơn từ 01 năm đến 05 năm nếu:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
Tóm lại:
Trốn đi nghĩa vụ xử lý như nào? đã có câu trả lời. Hành vi trốn tránh, không chấp hành nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
- Xử lý hành chính: có hành vi không thực hiện nghĩa vụ. Mức phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng;
- Xử lý hình sự: đã bị xử lý hành chính rồi mà vẫn không thực hiện hoặc đã bị kết án về việc không thực hiện nghĩa vụ quân sự. Hoặc tự gây thương tích cho mình. Hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình. Hoặc phạm tội trong thời chiến. Hoặc lôi kéo người khác phạm tội. Phạt tù lên đến 05 năm.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo nhũng quy định của pháp luật hiện hành. Các trường hợp sau không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự:
– Không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân theo quy định
– Thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
– Thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình
– Thuộc một trong các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình
– Thuộc trường hợp được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
Căn cứ vào Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi
“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.“
Điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự đó là: điều kiện về tuổi, sức khỏe, tiêu chuẩn chính trị, tiêu chuẩn văn hóa. Cụ thể như sau: theo Thông tư 148/2018/TT-BQP:
1. Về tuổi đời
2. Tiêu chuẩn chính trị
3. Tiêu chuẩn sức khoẻ
4. Tiêu chuẩn văn hóa
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102