Vào ngày 16/9, chủ tiệm vàng K.H 1 (phường Tân Bình, TP Đồng Xoài); trình báo cơ quan công an về việc bị mất hàng ngàn nhẫn vàng; nghi có người lấy trộm, số nhẫn vàng bị mất khoảng hơn 2.300 chiếc. Qua điều tra truy xét, công an xác định; L.T.N (nhân viên bán hàng của tiệm) là nghi can gây ra vụ trộm; nên đưa về trụ sở công an làm việc. Vậy, Trộm cắp hàng ngàn nhẫn vàng có bị xử phạt tử hình theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Trộm cắp gồm những hoạt động gì?
Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút; bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật; đối tượng tác động có thể là tiền, dịch vụ, thông tin,…mà không có sự cho phép của chủ nhân.
Trộm cắp là một hành vi phạm tội cơ bản và được xem là phi pháp gần như mọi nơi. Kẻ trộm cắp ăn cắp của người khác; để phục vụ cho chúng hoặc bán những thứ ăn cắp được để lấy tiền. Hành vi trộm cắp rất đa dạng từ những vụ cắp vặt; thực hiện ngay khi có cơ hội cho tới các âm mưu trộm cắp được lên kế hoạch hết sức tinh vi.
Hành vi trộm cắp (ăn trộm) thường cần phân biệt với cướp giật (ăn cướp). Ăn trộm thường chỉ các hành vi lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản trái phép mà chủ nhân không biết còn ăn cướp chỉ các hành vi cưỡng đoạt trực tiếp sự vật từ nạn nhân và có thể dùng vũ lực để ép buộc hoặc đe dọa
Hàng hóa trộm cắp được nếu cần bán đi để lấy tiền (phi tang) thường chuyển hay bán đi vào những nơi không yêu cầu kiểm tra rõ nguồn gốc hàng hóa như chợ đen.
Cấu thành tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
- Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.
- Dấu hiệu khác: Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đối tượng của tội trộm cắp tài sản gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Ví dụ: một tên trộm trộm cắp nhẫn vàng của một cửa hàng để về sử dụng, sau đó bán đi.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Đối với hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản thiệt hại (dưới 02 triệu), chưa bị kết án về 01 trong các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.
Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản”
Như vậy, mức phạt hành chính với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật là từ 01 đến 02 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính như trên, tùy thuộc vào thiệt hại về tài sản và mức độ nghiêm trọng gây ra, người có hành vi trộm cắp tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Cụ thể, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khung hình phạt cao nhất có thể lên tới 20 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.
Tùy theo tính chất, mức độ và giá trị tài sản mà người phạm tội đã gây ra mà có hình phạt thích đáng. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Trộm cắp hàng ngàn nhẫn vàng có bị xử phạt tử hình theo quy định?
Vào ngày 16/9, chủ tiệm vàng K.H 1 (phường Tân Bình, TP Đồng Xoài); trình báo cơ quan công an về việc bị mất hàng ngàn nhẫn vàng; nghi có người lấy trộm, số nhẫn vàng bị mất khoảng hơn 2.300 chiếc. Qua điều tra truy xét, công an xác định; L.T.N (nhân viên bán hàng của tiệm) là nghi can gây ra vụ trộm; nên đưa về trụ sở công an làm việc.
Tại cơ quan công an, N. đã thừa nhận hành vi trộm cắp của mình. Khám xét tại nhà N. ở phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, công an phát hiện trên 50 chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng, 30 nhẫn vàng thật, hơn 2.000 giấy in tem vàng cùng hơn 350 giấy biên nhận, hợp đồng cầm đồ tại nhiều cửa hàng cầm đồ, tiệm vàng trong tỉnh Bình Phước.
Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8/2020 đến ngày 16/9 vừa qua, Nhung đã nhiều lần trộm vàng tại quầy do mình quản lý, mỗi lần lấy từ 5 đến 8 chiếc nhẫn vàng 18K, sau đó nhờ người khác mang đi bán, cầm cố.
Như vậy, hiện nay còn phải xem xét giá trị tài sản mà N. đã trộm để có mức hình phạt thích đáng cho N. Tuy nhiên, trong khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản, không có hình phạt tử hình do đó trộm cắp hàng ngàn nhẫn vàng không bị xử tử hình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Trộm cắp hàng ngàn nhẫn vàng có bị xử phạt tử hình theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Trộm cắp tài sản đối với người dưới 14 tuổi có bị truy cứu TNHS hay không?
Câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý;nlà hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có tội Trộm cắp tài sản ( điều 173). Còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. Chính vì vậy mà người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự (không phải chịu các hình phạt như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn…); do chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 1 Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung 2020; đã quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự