Hiện nay, có nhiều người không may mắc bệnh ung thư dẫn đến gánh nặng về chi phí điều trị là rất lớn. Do đó, nhiều người thắc mắc trợ cấp xã hội cho người bị ung thư như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Căn cứ pháp lý
Trợ cấp xã hội cho người bị ung thư
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
” 1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
[…] 2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
[…] 6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.”
Theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì người bị ung thư không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Chế độ trợ cấp cho người bị ung thư
Người bị ung thư sẽ được hưởng những chế độ trợ cấp như sau:
Người bị bệnh ung thư sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh:
Khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg quy định như sau: “Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.”
Cụ thể khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg quy định:
“ Hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất (không thuộc đối tượng qui định tại Điều 2 của Quyết định này) do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện Nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ.
Đối tượng, mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.”
Như vậy căn cứ vào quy định trên thì người mắc bệnh ung thư sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh như sau:
– Không có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí mà người bệnh phải chi trả cho cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 01 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh.
– Có thẻ bảo hiểm y tế: Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
Mức hỗ trợ này cụ thể của từng địa phương sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Do đó, ở các tỉnh khác nhau thì mức hỗ trợ này cũng có sự khác nhau.
Quy định về việc đóng BHXH dành cho người bị bệnh ung thư như sau:
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần như sau:“
1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn”
Như vậy theo quy định trên thì người mắc bệnh ung thư thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì có thể làm hồ sơ xin lấy bảo hiểm xã hội 1 lần để có tiền điều trị bệnh.
Đối với người bệnh ung thư xin hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng vẫn có thể tự phục vụ sinh hoạt hằng ngày sẽ không thể lấy luôn tiền BHXH 01 lần mà phải chờ 01 năm kể từ khi nghỉ việc hoặc 01 năm kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện mới được rút số tiền này.
Nghỉ ốm đau dài ngày nếu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT, ung thư là một trong những bệnh cần điều trị dài ngày.
Do đó, nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc mà mắc bệnh ưng thư, người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau dài ngày theo quy định tại Điều 26 và Điều 28 Luật BHXH năm 2014 như sau:
– Nghỉ tối đa 180 ngày:
Với mỗi ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được trợ cấp với mức sau:
Mức hưởng/ngày | = | 100% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | : | 24 |
– Sau nghỉ hết 180 ngày nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị: Người lao động tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với thời gian và mức hưởng như sau:
+ Về thời gian nghỉ:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường:
- 30 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm.
- 40 ngày/năm: Đóng BHXH từ đủ 15 – dưới 30 năm.
- 60 ngày/năm: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm: Đóng BHXH từ đủ 15 – dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
+ Về mức hưởng:
Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm:
Mức hưởng/ngày | = | 50% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | : | 24 |
Người lao động đóng BHXH đủ 15 – dưới 30 năm:
Mức hưởng/ngày | = | 55% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | : | 24 |
Người lao động đóng BHXH đủ 30 năm trở lên:
Mức hưởng/ngày | = | 65% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | : | 24 |
Lưu ý: Thời gian nghỉ ốm đâu dài ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Liên hệ Luật Sư X
Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện đảm bảo chuyên
môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về
thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện
- Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn
được đặt lên hàng đầu.
- Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sự X có tính cạnh tranh cao tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có
thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
- Bảo mật thông tin khách hàng. Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mặt 100%.
- Bên cạnh đó, nếu bạn thắc mắc về thủ tục cấp phép bay flycam, hãy liên hệ Luật sư X để nhận được tư vấn nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
- Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông – Thông tin mới nhất hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng; trừ những người được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Người khuyết tật nặng.
Trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.