Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà công ty trả cho người lao động khi kết thúc hợp đồng lao động. Trên thực tế, không phải tất cả người lao động đều đủ điều kiện nhận số tiền này, và để nhận được, họ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy người lao động nước ngoài có được nhận loại trợ cấp này khi nghỉ việc không? Bài viết “Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài năm 2022” sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc.
Nghỉ việc, lao động nước ngoài có được trả trợ cấp thôi việc?
Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện nhận trợ cấp thôi việc như sau:
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Quy định này chỉ đề cập đến đối tượng hưởng là người lao động nói chung. Cùng với đó, Điều 2 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đề cập đến các đối tượng áp dụng của Bộ luật này bao gồm:
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
- Đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động.
- Chấm dứt hợp đồng bởi các nguyên nhân sau:
- Do hết hạn hợp đồng.
- Đã hoàn thành công việc được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Người lao động bị phạt tù (không được hưởng án treo/không được trả tự do), tử hình, bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết.
- Người sử dụng chết; bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết.
- Người sử dụng chấm dứt hoạt động/bị thông báo không có người đại diện.
- Người lao động hoặc người sử dụng thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp.
Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài năm 2022
Trả thêm một khoản tương đương mức đóng
- Khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013 số 38/2013/QH13 ban hành 16/11/2013 có hiệu lực từ 01/01/2015
- Khoản 3 Điều 2 và Khoản 2 Điều 46 của Bộ Luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 ban hành 20/11/2019 có hiệu lực từ 01/01/2021
- Điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020
Người lao động là người nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm cho người lao động cùng lúc với kỳ trả lương với số tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, số giờ làm việc mà chủ doanh nghiệp đã trả các khoản tiền trên không được tính vào khi xác định số giờ làm việc để tính trợ cấp thôi việc.
Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài 2022 khi hết thời hạn hợp đồng lao động
Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động
Đối với trợ cấp thôi việc với người lao động nước ngoài đã hết hạn hợp đồng lao động Những người chấm dứt hợp đồng lao động sau 01 năm trở lên được trợ cấp thôi việc trong thời gian làm việc và tính trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động
Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 01 năm trở lên, mỗi năm làm việc sẽ được hưởng trợ cấp bằng một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội
Trợ cấp thôi việc khi giấy phép lao động hết hạn
Trường hợp người lao động nước ngoài hết hạn giấy phép lao động do chấm dứt hợp đồng lao động, trong các trường hợp quy định tại Điều 34, các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 của Bộ luật Người lao động, người lao động làm việc từ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Đối với người lao động nước ngoài hết hạn giấy phép lao động trong các trường hợp khác thì người sử dụng lao động không có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài
Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể tự tính trợ cấp thôi việc thông qua công thức sau:
Tiền trợ cấp thôi việc | = | 1/2 | x | Số năm làm việc để tính trợ cấp thôi việc | x | Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi thôi việc |
Trong đó:
Số năm làm việc để tính trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế nhưng không tính khoảng thời gian người lao động đã tham gia trợ cấp thất nghiệp, thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm.
Trường thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không đủ năm sẽ được làm tròn như sau:
Có tháng lẻ đến 06 tháng: Làm tròn thành 1/2 năm.
Lẻ trên 06 tháng: Làm tròn thành 01 năm.
Không trả trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài, doanh nghiệp có bị phạt?
Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó bao gồm cả trợ cấp thôi việc.
Thời hạn trả được quy định là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ một số trường hợp được kéo dài thời hạn đến 30 ngày.
Nếu không trả hoặc không trả đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài khi họ nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Theo đó, mức phạt được đặt ra với người sử dụng lao động sẽ được căn cứ theo số lượng người lao động bị vi phạm:
- Vi phạm từ 01 – 10 người lao động: Phạt 01 – 02 triệu đồng.
- Vi phạm từ 11 – 50 người lao động: Phạt 02 – 05 triệu đồng.
- Vi phạm từ 51 – 100 người lao động: Phạt 05 – 10 triệu đồng.
- Vi phạm từ 101 – 300 người lao động: Phạt 10 – 15 triệu đồng.
- Vi phạm từ 300 người lao động trở lên: Phạt 15 – 20 triệu đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Mời bạn xem thêm:
- Cách tính trợ cấp thôi việc 2022 như thế nào?
- Thông tư hướng dẫn trợ cấp thôi việc mới nhất quy định thế nào?
- Cách tính tiền trợ cấp thôi việc nhanh, đơn giản
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về đăng ký mã số thuế online, đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất, nơi đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 48, Bộ luật lao động 2012 quy định việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương theo công thức tính trợ cấp thôi việc dưới đây:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt đảm bảo thuộc 1 trong các trường hợp sau đây (Điều 48 của Bộ luật Lao động 2012):
Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động;
Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc được ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án;
Người lao động bị chết, bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 37 của Bộ luật này;
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 của Bộ luật này, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc do hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã;