Nghị định quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 15/9/2021. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng được hưởng chế độ từ ngày 01/7/2021 và một số nhóm đối tượng được hưởng chế độ từ ngày 01/01/2022. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định về trợ cấp người có công năm 2022. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Thời điểm hưởng ưu đãi của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945.
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 còn sống được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng ban hành quyết định công nhận.
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng Sở LĐTBXH ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
(Điều 8 Nghị định 131/2021/NĐ-CP)
Thời điểm hưởng ưu đãi của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/ 01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 còn sống được hưởng trợ cấp hằng tháng từ tháng quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945 được ban hành.
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần kể từ tháng quyết định trợ cấp ưu đãi được ban hành.
(Điều 13 Nghị định 131/2021/NĐ-CP)
Thời điểm hưởng ưu đãi của thân nhân liệt sĩ.
– Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Sở LĐTBXH có trách nhiệm lập danh sách tình hình thân nhân liệt sĩ;
Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ và trợ cấp một lần khi báo tử theo Mẫu số 52 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
Ban hành quyết định trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ theo Mẫu số 53 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đối với trường hợp đủ điều kiện.
Trợ cấp một lần khi báo tử thực hiện theo mức quy định tại thời điểm Thủ tướng Chính phủ ký quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
– Trường hợp quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều 26 Nghị định 131/2021/NĐ-CP thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, Sở LĐTBXH có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi người đó thường trú kèm giấy xác nhận tình trạng khuyết tật.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, ban hành quyết định trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ theo Mẫu số 53 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Trường hợp thân nhân liệt sĩ đã được hưởng chế độ ưu đãi nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ thì trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, có trách nhiệm căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý để cấp cho thân nhân.
Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được công nhận liệt sĩ thì Sở LĐTBXH ban hành quyết định chấm dứt trợ cấp cấp tuất của người có công từ trần theo quy định tại Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP và ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ và trợ cấp một lần khi báo tử theo Mẫu số 52 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
Ban hành quyết định trợ cấp hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ theo Mẫu số 53 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP;
Thực hiện việc ghép hồ sơ hưởng trợ cấp tuất người có công từ trần vào hồ sơ liệt sĩ và truy trả khoản tiền chênh lệch giữa trợ cấp tuất hằng tháng của người có công từ trần và trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ đủ điều kiện hưởng.
– Trường hợp thân nhân liệt sĩ đang thường trú ở các địa phương khác nhau thì Sở LĐTBXH có văn bản đề nghị tiếp nhận ghi rõ thời điểm hưởng trợ cấp kèm bản trích lục hồ sơ liệt sĩ, quyết định trợ cấp hằng tháng đối với thân nhân liệt sĩ đến Sở LĐTBXH nơi thân nhân thường trú để thực hiện trợ cấp ưu đãi.
– Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đang hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ mà lấy chồng hoặc vợ khác thì ban hành quyết định chấm dứt chế độ ưu đãi theo Mẫu số 72 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP từ tháng có đăng ký kết hôn và thu hồi trợ cấp đã hưởng sai.
(Khoản 2 Điều 26 Nghị định 131/2021/NĐ-CP)
Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định.
Thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, ngày 24/7/2021 quy định mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, nhiều chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng sẽ được điều chỉnh kể từ ngày 1/1/2022, bao gồm: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết; hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ; hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sỹ; hỗ trợ công tác mộ liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ và các chế độ ưu đãi khác như: Trợ cấp mai táng phí, trợ cấp thờ cúng liệt sỹ, chi tiền ăn thêm trong các ngày lễ, Tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên…
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng; các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân được tiếp tục chi trả theo mức quy định cũ tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP, ngày 1/7/2019 của Chính phủ. Riêng mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7/2021 là 6.233.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, đối với các khoản trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, được tính theo hệ số nhân với mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công kể từ ngày 1/7/2021 trở đi khi tiếp nhận hồ sơ và sẽ được giải quyết theo quy định mới, không phải truy lĩnh phần chênh lệch so với quy định cũ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần photo những gì?
- Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Trợ cấp người có công năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, điều kiện cấp phép bay flycam, Đăng ký mã số thuế cá nhân, thủ tục hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 8 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng nghiêm cấm các hành vi sau: Khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng; vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Trợ cấp là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua khó khăn trong những tình huống nhất định, ví dụ như người lao động mất việc làm, người có công với cách mạng,…
Trợ cấp có ý nghĩa rất to lớn đối với các chủ thể được hưởng trợ cấp. Đây là một khoản hỗ trợ về mặt kinh tế giúp cho những đối tượng đang rơi vào tình trạng khó khăn có thể vượt qua khó khăn, quay trở lại cuộc sống bình thường.
Khoản trợ cấp này cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và toàn thể xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội cần được chăm sóc, hỗ trợ để có thể cùng nhau phát triển, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đúng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phát biểu trước đây.