Tỉ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng hiện nay đã gia tăng đáng kể so với trước đây. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mối quan hệ vợ chồng tan vỡ chính là ngoại tình. Đây là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm Thủ tục vì vì phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định. Khi không may phát hiện nửa kia của mình có người thứ 3, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi này tới cơ quan có thẩm quyền để pháp luật xử lý. Vậy theo quy định hiện nay, trình tự thủ tục tố cáo ngoại tình thực hiện như thế nào? Cách viết đơn tố cáo ngoại tình ra sao? Ngoại tình bị xử phạt như thế nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Ngoại tình là gì?
Trong các văn bản pháp luật không hề đề cập đến khái niệm ngoại tình. Tuy nhiên, có thể hiểu ngoại tình thường chỉ nói về quan hệ tình yêu nói chung, từ cấp độ thấp nhất là có tình cảm với nhau cho đến mức độ cao hơn là chung sống với nhau như vợ chồng. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, ngoại tình là từ dùng để chỉ một người (có thể là vợ/chồng) khi đã có vợ/chồng (đăng ký kết hôn hợp pháp với người khác, được pháp luật bảo vệ và công nhận mối quan hệ vợ chồng) nhưng lại có tình cảm và nảy sinh quan hệ với người không phải là chồng/vợ của mình.
Khi một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có quan hệ tình cảm hoặc chung sống với người khác thì đó chính là hành vi ngoại tình.
Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định hành vi bị nghiêm cấm trong hôn nhân như sau:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Như vậy, có thể thấy, vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau. Việc một bên nào đó có mối quan hệ tình cảm hay chung sống với người khác trong khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân thì đó là hành vi vi phạm quy định này. Tuy nhiên, có thể thấy, không phải mọi trường hợp ngoại tình đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý theo quy định mà chỉ có những mối quan hệ có các đặc điếm sau đây thì mới bị xử lý:
Theo đó, chỉ bị coi là chung sống với nhau như vợ chồng khi có các đặc điểm nêu tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC:
- Đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống với người khác hoặc chưa có vợ, có chồng mà chung sống vớ người mình biết rõ đang có chồng, có vợ.
- Việc chung sống diễn ra một cách công khai hoặc không công khai nhưng phải cùng sinh hoạt chung như một gia đình.
Vậy thủ tục tố cáo ngoại tình thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Thủ tục tố cáo ngoại tình như thế nào?
Thủ tục tố cáo ngoại tình được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ tố cáo ngoại tình gồm:
– Đơn tố cáo ngoại tình;
– CMND/CCCD của người làm đơn;
– Căn cứ thể hiện quan hệ hôn nhân hợp pháp với người bị tố cáo;
– Căn cứ chứng minh hành vi ngoại tình là có thật, khách quan;
– Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ tố cáo ngoại tình
- Đối với trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
- Trường hợp viết đơn tố cáo thì trong đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo, đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.
Sau khi viết đơn tố cáo có thể nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan công an có thẩm quyền,…
Bước 3: Sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo theo trình tự là thụ lý tố cáo; xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo ngoại tình
Thời hạn giải quyết thủ tục tố cáo ngoại tình là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
- Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
- Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
- Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ tố cáo ngoại tình
Lưu ý khi làm đơn tố cáo phải theo những bằng chứng chứng cứ cho thấy đối phương ngoại tình. Theo đó,
Bằng chứng ngoại tình là các căn cứ để chứng minh được chồng hoặc vợ đang thực hiện hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng, đó có thể là hình ảnh, là tin nhắn,…
Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan, hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, cần lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng.
Tuy nhiên không phải mọi bằng chứng ngoại tình được xem là bằng chứng, chỉ những chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Mẫu đơn tố cáo ngoại tình năm 2023
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo ngoại tình
Ghi chính xác thông tin của 02 vợ chồng khớp với sổ hộ khẩu hoặc khớp với chứng minh nhân dân.
Người yêu cầu ly hôn trình bày thông tin về việc đăng ký kết hôn; quá trình chung sống; các mâu thuẫn vợ chồng và thời điểm phát sinh. Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn đơn phương khi có các căn cứ như:
Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất hoặc về tinh thần.
Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Cụ thể như vợ hoặc chồng ngoại tình; Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; ….
Các hành vi trên của vợ, chồng phải làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Phần về giải quyết về con chung trong đơn ly hôn đơn phương.
Trong đơn ly hôn đơn phương, phải có giải quyết về phần nuôi con. Người khởi kiện cần liệt kê cụ thể có bao nhiêu con; các con sinh ngày, tháng, năm nào. Yêu cầu Tòa án giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn cụ thể ra sao? Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Phần về giải quyết về tài sản chung, nợ chung trong đơn ly hôn đơn phương.
Khi có yêu Tòa án giải quyết về tài sản chung, nợ chung khi ly hôn đơn phương, người khởi kiện cần liệt kê cụ thể các tài sản chung gồm những gì? Giá trị của các tài sản chung vợ chồng; Yêu cầu Tòa án phân chia tài sản thế nào? Vợ chồng hiện đang nợ ai? Thông tin về khoản nợ và người cho vay.
Ngoại tình bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt hành chính
Theo Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Do đó, chồng của bạn ngoại tình và chung sống như vợ chồng với cô nhân tình kia có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy thuộc vào mức độ hành vi). Người đang có gia đình mà ngoại tình chung sống như vợ chồng với người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Còn nếu bị truy cứu thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 hoặc bị đi tù lên đến 03 năm.
Ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?
Cũng tại Thông tư liên tịch số 01/2001 nêu trên, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đưa ra các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng nêu tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Làm cho gia đình của một trong hai bên hoặc cả hai bên lý hôn, thậm chí vợ hoặc con của một trong hai bên/cả hai bên tự sát…
- Người vi phạm đã bị phạt hành chính mà vẫn tiếp tục mối quan hệ này.
Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
- Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Theo quy định này, người ngoại tình đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các biểu hiện như trên và có thể bị phạt tù:
- Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng – 01 năm: Một trong hai bên/cả hai bên ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm.
- Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Toà huỷ việc kết hôn/buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục tố cáo ngoại tình“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp đồng ngoại thương. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Bằng chứng vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình là các bằng chứng xác thực như: Video, hình ảnh ghi lại được cảnh trai trên gái dưới hoặc biên bản của công an về hành vi này. Còn những video, hình ảnh, tin nhắn, cuộc hội thoại… vẫn chưa đủ bằng chứng xác thực từ đó rất khó khăn trong việc xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các loại thông tin này nằm trong nhóm tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được. Vì vậy, chúng vẫn có thể được xếp vào nhóm chứng cứ ngoại tình hợp pháp tại tòa án. Trong các cuộc tranh tụng ngoại tình hay ly hôn, việc chuẩn bị bằng chứng là hết sức cần thiết. Điều quan trọng là bạn cần chứng minh được chủ tài khoản đó tương ứng với chồng/ vợ và nhân tình. Việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo hợp pháp và minh bạch mới được công nhận đúng luật.
Một tài liệu nghe được, đọc được, nhìn được trở thành chứng cứ ngoại tình đúng luật khi:
Tin nhắn thể hiện được nội dung cuộc trò chuyện của vợ/ chồng và người thứ 3. Nội dung phản ánh chính xác, chân thật mối quan hệ tình cảm ngoại tình với nhau.
Số điện thoại, tài khoản zalo, facebook phải được xác minh là chính chủ. Bạn cần thực hiện các xác minh, công chứng để khẳng định số điện thoại và tài khoản dùng để nhắn tin kia là chồng/ vợ mình.
Tin nhắn zalo facebook sẽ không được coi là bằng chứng ngoại tình đúng luật nếu thiếu một trong hai yếu tố kể trên. Vì vậy, bạn cần cẩn thận trong việc lấy chứng cứ và xác minh chứng cứ. Đừng để tài liệu mình thu thập vất vả trở nên vô ích trước toà.
Pháp luật quy định, người đã có vợ hoặc người đã có chồng hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt hành chính, cụ thể mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Do đó, nếu như có chồng ngoại tình, theo quy định của pháp luật, người vợ có quyền khởi kiện hoặc tố cáo chồng và nhân tình để cả hai cùng bị xử phạt.