Hiện nay, tình hình nền kinh tế khó khăn, trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiềm lực tài chính không ổn định đã khiến cho nhiều hộ kinh doanh muốn giải thể sau một thời gian hoạt động trên thị trường. Cũng giống như việc thành lập, chủ hộ kinh doanhcần phải đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước thì khi muốn giải thể mô hình này cũng cần phải được Nhà nước xét duyệt. Nhưng không phải chủ hộ kinh doanh nào cũng nắm vững kiến thức pháp lý để thực hiện đúng quy trình giải thể hộ kinh doanh. Sau đây, Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ quy định về giải thể hộ kinh doanh đồng thời hướng dẫn bạn thực hiện trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể năm 2023. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật quản lý thuế 2019
- Thông tư 105/2020/TT-BTC
- Nghị định 01/2021/NĐ –CP
Điều kiện giải thể hộ kinh doanh
Giati thể hộ kinh doanh hay còn được gọi là chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh là một trong nhiều hình thức nhằm kết thúc một quá trình kinh doanh không đạt hiệu quả, hoặc việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hoặc cũng có thể mô hình hộ kinh doanh lúc này không còn phù hợp với quá trình phát triển.
Khi tiến hành làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần phải đáp ứng được 02 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh phải tiến hành thông báo với cơ quan thuế về việc chấm dứt mã số thuế.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật quản lý thuế 2019 quy định về việc chấm dứt mã số thuế. Theo quy định trên có thể hiểu, chủ hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong mọi trường hợp khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.
Thứ hai, chủ hộ kinh doanh phải đảm bảo thanh toán hết khoản nợ trước khi giải thể.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Chủ hộ kinh doanh phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu có sử dụng hoá đơn. Bên cạnh đó, phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. Ngoài ra chủ hộ kinh doanh khi thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Ngoài việc đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 92, Nghị định 01/2021/NĐ –CP chủ hộ kinh doanh phải thanh toán cả những khoản nợ như tiên lương, tiền thưởng cho người lao động và các đối tác kinh doanh, chủ nợ.
Tóm lại, để tiến hành làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh thì chủ hộ kinh doanh phải thông báo chấm dứt mã số thuế của hộ kinh doanh và hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản nợ bao gồm nợ thuế, các các khoản nợ các đối tác kinh doanh.
Hộ kinh doanh phải đóng những loại thuế nào?
Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân. Các khoản thu từ thuế sẽ được sử dụng với mục đích phục vụ nhân dân, các công trình công cộng. Trong đó, theo quy định của pháp luật, 3 loại thuế chính hộ kinh doanh cần nộp bao gồm: Lệ phí môn bài nộp trên thu nhập hàng năm; thuế TNCN và thuế GTGT nộp trên doanh thu hàng năm.
Ngoài các loại thuế nêu trên, hộ kinh doanh còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên … khi thực hiện các giao dịch hàng hóa chịu thuế quy định tại Luật này.
Cụ thể:
Lệ phí môn bài
Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:
Theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017, lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính theo mức thu nhập trên năm của hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Nếu doanh thu vượt quá 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm thì thuế môn bài phải nộp là 300.000 đồng/năm.
- Nếu thu nhập vượt từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm thì mức thuế môn bài là 500.000 đồng/năm.
- Nếu thu nhập trên 500 triệu đồng/năm, thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định hiện nay như sau:
- Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh có thu nhập hàng năm dưới 100 triệu đồng. Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là tổng thu nhập để tính thuế TNCN theo quy định của Luật thuế thu nhập.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định.
Lưu ý:
+ Để được cấp giấy phép thuế, trước hết doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và được cấp mã số thuế trong vòng 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, doanh nghiệp được thành lập mới và được cấp đăng ký thuế và MST thì mức lệ phí môn bài phải nộp cả năm.
+ Hộ xuất, kinh doanh không kê khai lệ phí môn bài thì mức lệ phí môn bài phải nộp cả năm, không phân biệt thời điểm.
Thuế GTGT và thuế TNCN
Đối tượng: Hộ kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Trường hợp hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT, TNCN.
Cách tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Theo đó:
Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN là doanh thu đã bao gồm thuế (nếu thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề:
Mức tỷ lệ thuế được quy định khác nhau đối với từng ngành nghề và lĩnh vực nghiên cứu theo Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cụ thể:
+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%.
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 5%; tỷ lệ thuế TNCN là 2%.
+ Hàng hóa sản xuất, vận tải, dịch vụ, xây dựng bao gồm cả nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế GTGT là 3%; tỷ lệ thuế TNCN là 1,5%.
+ Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế GTGT là 2%; tỷ lệ thuế TNCN là 1%.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được thu nhập chịu thuế hoặc việc xác định không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế có quyền xác định ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của Luật quản lý thuế.
Trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể năm 2023
Trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể năm 2023
Giải thể được hiểu là việc doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, hộ kinh doanh không còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó, để tiến hành thủ tục giải thể thì chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý để chấm dứt tư cách pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp, hộ kinh doanh với các cơ quan có thẩm quyền.
Khi tiến hành chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể, trước tiên cần chuẩn bị đầy đủ các laoij giấy tờ, hồ sơ như sau:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
- Văn bản đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế);
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh đối với trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Trường hợp ủy quyền, phải có thêm: Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền.
Sau đó, chủ hộ kinh doanh cần phải tiến hành các bước theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1. Hộ kinh doanh nộp hồ sơ làm thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại cơ quan thuế
Thủ tục đóng mã số thuế hộ kinh doanh còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh. Có thể hiểu, để đóng mã số thuế hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần thực hiện 2 vấn đề:
Thứ nhất, chủ hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ và nghĩa vụ với cơ quan thuế:
Theo đó, nghĩa vụ với người lao động và chủ nợ: bao gồm các khoản như: khoản tiền lương, thưởng cho người lao động; phải thanh toán đầy đủ các khoản công nợ cho các chủ nợ trong quá trình kinh doanh. Trường hợp nếu chủ hộ kinh doanh chưa có đủ điều kiện để thanh toán hết một lần cho người lao động và chủ nợ thì phải có biên bản thỏa thuận giữa chủ hộ kinh doanh và người lao động hoặc chủ nợ về vấn đề chậm trả tiền lương, thưởng và các khoản nợ sau này theo giai đoạn như thế nào.
Còn đối với nghĩa vụ với cơ quan thuế: Chủ hộ kinh doanh cần thực hiện thanh toán các khoản như: tiền thuế phát sinh chưa đóng đến thời điểm giải thể, các loại tờ khai, báo cáo chưa nộp.
Thứ hai, chủ hộ kinh doanh phải nộp hồ sơ đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế quản lý cấp quận/huyện;
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thuế quản lý sẽ ra thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế sau đó sẽ chuyển trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh trên ứng dụng đăng ký thuế từ “Đang hoạt động” sang “ ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế”. Thời gian thực hiện là trong 02 ngày là việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của chủ hộ kinh doanh.
Khi hộ kinh doanh cá thể đã hoàn thành hết các nghĩa vụ thuế cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra và ra Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh, cấp thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho hộ kinh doanh. Thời gian giải quyết là trong 03 ngày làm việc.
Bước 2. Chủ hộ kinh doanh làm thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND quận/huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Sau khi làm xong thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế thì chủ hộ kinh doanh phải thực hiện thủ tục giải thể hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại ủy ban nhân dân quận/huyện nơi cấp giấy phép hoạt động cho hộ kinh doanh.
Khi nhận đầy đủ hồ sơ mà chủ hộ kinh doanh đã nộp thì ủy ban nhân dân quận/huyện ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể trong vòng 03 ngày làm việc.
Về lệ phí làm thủ tục giải thể hộ kinh doanh: Lệ phí này sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể theo Thông tư 85/2019/TT-BTC. Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Mẫu hợp đồng dịch vụ giải thể hộ kinh doanh cá thể mới nhất
Mời quý đọc giả tham khảo và tải ngay mẫu hợp đồng dịch vụ giải thể hộ kinh doanh cá thể mới nhất năm 2023 dưới đây:
Mời bạn xem thêm
- Cách tính lương hưu online dễ hiểu năm 2023
- Mẫu biên bản kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng
- Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không năm 2023?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trình tự, thủ tục giải thể hộ kinh doanh cá thể năm 2023“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014 và theo điều 44 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định quy định về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh như sau:
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo hoặc nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Những cơ quan có thẩm quyền được phép hủy giấy phép hộ kinh doanh bao gồm:
Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký.
Cơ quan thuế quản lý: Thực hiện các nghiệp vụ tài chính.
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện: Nơi tiến hành thủ tục trả giấy phép kinh doanh.
Căn cứ Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc đã giải thể do làm ăn thua lỗ của công ty trước không ảnh hưởng gì đến quyền thành lập hộ kinh doanh, nếu không rơi vào một trong các trường hợp trên thì hoàn toàn được thành lập hộ kinh doanh