Lao động là quá trình con người tác động vào thiên nhiên để tạo ra một lượng của cải vật chất nhất định. Trong thời đại ngày nay vai trò của lao động ngày càng quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, trong quá trình lao động cũng phát sinh không ít các tranh chấp lao động; đặc biệt là những tranh chấp lao động cá nhân. Vậy trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định định như thế nào. Hãy tham khảo bài viết của Luật Sư X để hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý.
- Bộ luật Lao động 2019.
Tranh chấp lao động cá nhân là gì?
Tranh chấp lao động cá nhân là những tranh chấp khi xảy ra bất đồng; xung đột về quyền và lợi ích giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động; liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện lao động, việc thực hiện hợp đồng lao động, quá trình học nghề và dạy nghề.
Thẩm quyền giải quyết.
Căn cứ theo quy định tại điều 187 Bộ Luật Lao Động 2019 các cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Hòa giải viên lao động
- Tòa án nhân dân
- Hội đồng trọng tài lao động
So với quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì tại Bộ luật Lao động 2019 có bổ sung thêm 1 cơ quan nữa; có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động đó là Hội đồng trọng tài lao động. Khi giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; người lao động và người sử dụng lao động có thể lựa chọn 1 trong 2 cơ quan giải quyết tranh chấp bao gồm:
tòa án hoặc Hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục tư pháp hoặc thủ tục hành chính.
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động.
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại hòa giải viên lao động
- Đối với các tranh chấp lao động cá nhân; hầu hết cần phải thông qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động, trừ một số trường hợp sau đây thì không cần tiến hành hòa giải:
+) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
+) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
+) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
+) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
+) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp; đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải; hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được.
Trong tranh chấp lao động cá nhân Hòa giải viên lao động hướng dẫn các bên thương lượng để giải quyết các mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Trường hợp các bên tự thỏa thuận được thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được
Khi các bên trong tranh chấp lao động cá nhân đã gồi lại thương lượng mà không tự thỏa thuận được; hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải;hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Bước 2: Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết( nếu không hòa giải được)
Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án hoặc Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo trình tự; thủ tục hành chính hoặc tư pháp.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
- Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết
Câu hỏi liên quan
Căn cứ theo khoản 1 điều 188 tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động thì không cần thông quan hòa giải tại hòa giải viên lao động; Trong trường hợp này người lao động, khi có căn cứ cho rằng bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp có thể yêu cầu tòa án giải quyết hoặc thông qua Hội đồng trọng tài lao động
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao độn
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102