Sở hữu lợi thế đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, khu công nghiệp đô thị dịch vụ đang góp phần nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Loại hình khu công nghiệp xây dựng theo hướng kết hợp giữa khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX, khu công nghiệp đô thị dịch vụ bắt đầu nở rộ, đặc biệt tại các thành phố lớn và đô thị vệ tinh lân cận. Để tìm hiểu thêm về “Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ” , tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 35/2022/NĐ-CP quản lý khu công nghiệp kinh tế
Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ là gì?
Khu công nghiệp đô thị dịch vụ được hiểu là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với đô thị hóa, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu công nghiệp. Trong đó, mô hình phát triển song song giữ khu sản xuất công nghiệp và trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm ươm tạo doanh nghiệp, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí,… để tạo nên một môi trường sống và làm việc tốt cho người lao động và chuyên gia.
Mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ
- Hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, gắn kết giữa phát triển khu công nghiệp với quá trình đô thị hóa tại các địa phương.
- Giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác đảm bảo cuộc sống của công nhân trong khu công nghiệp, phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững.
- Góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều khu công nghiệp, phát triển các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
- Hình thành khu vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, tiện ích cho người dân, người lao động; hướng tới phát triển thành các thành phố công nghiệp, đô thị thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Điều kiện đầu tư khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ
Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định này.
Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị – dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy mô diện tích phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp.
Các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ
- Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ được thực hiện theo từng dự án riêng cho từng khu chức năng thì nhà đầu tư của khu chức năng thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tương ứng áp dụng đối với dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư được ưu tiên lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khu đô thị – dịch vụ trong trường hợp được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà đầu tư.
- Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định tại Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các phân khu chức năng.
Chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái?
Căn cứ Điều 36 Nghị định này chính sách hỗ trợ và hợp tác phát triển khu công nghiệp sinh thái được quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách:
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp hiện hữu để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp và chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp sinh thái;
c) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp trong khu công nghiệp cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
2. Hợp tác xây dựng khu công nghiệp sinh thái
a) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện hợp tác với nhau để sử dụng chung các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng dư thừa, chất thải, phế liệu của mình và của các doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh;
b) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hợp tác với bên thứ ba để thực hiện cộng sinh công nghiệp. Bên thứ ba gồm nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khác thông qua cung cấp các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ xây dựng và triển khai cộng sinh công nghiệp;
c) Các bên tham gia tự thỏa thuận hình thức hợp tác và chia sẻ lợi ích, chi phí theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế giao một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban quản lý hoặc một đơn vị phù hợp thực hiện chức năng xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; đề xuất giải pháp và kết nối doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp; cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi hoặc đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái.
4. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khu công nghiệp để hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp.
5. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trên địa bàn nhằm chứng nhận, theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin có liên quan vào hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trình tự, thủ tục đầu tư khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tiềm năng phát triển khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ tại Việt Nam; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Quy định đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
- So sánh doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế xuất
- Quy định về hợp tác đầu tư dự án
Câu hỏi thường gặp
Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ gồm các khu chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Trong đó, khu công nghiệp có chức năng chính, khu đô thị – dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ, tiện ích công cộng và xã hội cho khu công nghiệp.
Khu đô thị – dịch vụ bao gồm: nhà ở, công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác.
Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) trình tự, thủ tục thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị – dịch vụ như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị – dịch vụ.
Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
Theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định này nội dung thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị – dịch vụ bao gồm những nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị – dịch vụ;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đánh giá tính khả thi của phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện;
d) Đánh giá các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện.