Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Nam (24 tuổi, trú ở xã Nghĩa Lộ, huyện Cát Hải, Hải Phòng). Để điều tra vụ cướp ngân hàng Vietcombank ở đường Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng. Theo lời khai của nam thanh niên này. Sau khi cướp 3 tỷ đồng của ngân hàng, anh ta đã về đưa cho bạn gái một khoản tiền 50 triệu, thay quần áo rồi tiếp tục bỏ trốn. Hiện tại công an TP Hải Phòng đã triệu tập bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng để tiến hàng điều tra.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Gã thanh niên cướp 3 tỷ đồng tại ngân hàng: Đưa một khoản tiền cho bạn gái
Vụ việc đối tượng cướp ngân hàng ở Hải Phòng sau đó lên Hà Nội mua xe phân khối lớn gây xôn xao dư luận. Theo đó, ngày 9/1. Lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ Công an TP Hải Phòng và Công an tỉnh Thái Nguyên. Bắt giữ Nguyễn Văn Nam (trú Cát Hải, TP Hải Phòng), nghi phạm vụ cướp ngân hàng ở quận Cát Hải.
Về số tiền cướp được, Nam đã đưa 1 khoản tiền cho bạn gái Trần Thị Thu T., SN 2000, trú tại Hải Phòng và chôn giấu một khoản tiền tại gốc đào ở nhà. Quá trình tẩu thoát, đối tượng đã dùng tiền cướp được lên Hà Nội mua 1 xe phân khối lớn với giá 700 triệu đồng, sau đó di chuyển lên TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc rồi tiếp tục lên Thái Nguyên và bị bắt.
Đến thời điểm hiện tại công an TP Hải Phòng cũng làm thủ tục triệu tập bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng để tiến hành điều tra rõ hơn về vụ việc và số tiền bị cướp.
Bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng không biết rõ nguồn gốc số tiền
Tiêu thụ tài sản do người phạm tôi sẽ bị xử lý theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015. Tại Khoản 1 Điều 323 BLHS 2015 quy định “biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có.
Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015)
Bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng biết rõ hành vi phạm tội
Trường hợp cô gái này biết rằng bạn trai đã cướp ngân ngân hàng 3 tỷ đồng và nhận một khoản tiền từ việc cướp ngân hàng đó. Nhưng không tố giác, cũng như không báo cho cơ quan chức năng biết. thì cô gái này có thể bị truy tố về hành vi che giấu tội phạm hoặc, không tố giác tội phạm.
Che giấu tội phạm bị xử lý như thế nào?
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm trong trường hợp: người nào không hẹn trước mà che giấu một trong các hành vi sau:
- Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121.
- Điều 123; các khoản 2, 3 và 4 Điều 141; Điều 142; Điều 144; khoản 2, 3 Điều 146; các khoản 1, 2, 3 Điều 150; các điều 151, 152, 153, 154.
- Điều 168, 169; các khoản 2, 3, 4 Điều 173; các khoản 2, 3, 4 Điều 174; các khoản 2, 3, 4 Điều 175; các khoản 2, 3, 4 Điều 178.
- Khoản 3, 4 Điều 188; khoản 3 Điều 189; khoản 2, 3 Điều 190; khoản 2, 3 Điều 191; khoản 2, 3 Điều 192; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 193; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 194; các khoản 2, 3, 4 Điều 195; khoản 2, 3 Điều 196; khoản 3 Điều 205; các khoản 2, 3, 4 Điều 207; Điều 207; Điều 208; khoản 2, 3 Điều 219; khoản 2, 3 Điều 220; khoản 2, 3 Điều 221; khoản 2, 3 Điều 222; khoản 2, 3 Điều 223; khoản 2, 3 Điều 224.
- Khoản 2, 3 Điều 243.
- Các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253; khoản 2 Điều 254; các Điều 255, 256, 257, 258; khoản 2 Điều 259.
- Các khoản 2, 3, 4 Điều 265; các điều 282, 299, 301, 302, 303, 304; các khoản 2,3,4 Điều 305; các khoản 2, 3, 4 Điều 309; các khoản 2, 3, 4 Điều 311; khoản 2, 3 Điều 329.
- …
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có hành vi khác bao che người phạm tội.
Không tố giác tội phạm bị xử lý thế nào?
Khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị; đang được thực hiện; hoặc đã thực hiện mà không tố giác. Sẽ chịu trách nhiệm hình sự về theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 390. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
Những trường hợp che giấu tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Mặc dù quy định chặt chẽ như vậy nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Từ đó có thể rút ra kết luận. Người có hành vi che giấu tội phạm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện:
- Người có hành vi che giấu tội phạm là: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội.
- Việc che giấu hành vi phạm tội không bao gồm việc che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm; cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
- Tội phạm bị che giấu không phải tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Triệu tập bạn gái của nam thanh niên cướp 3 tỷ đồng từ ngân hàng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Che giấu tội phạm là hành vi không hứa hẹn trước mà che giấu hành vi vi phạm. Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Không tố giác tội phạm là trường hợp người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2, 3 Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đang được chuẩn bị; hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 đang được thực hiện; hoăc đã được thực hiện mà không tố giác; và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự.