Chào luật sư, tôi có đọc báo thấy phạm nhân Triệu Quân Sự lại trốn trại. trước đó anh ta đã trốn trại hai lần. Tôi có một thắc mắc là Triệu Quân Sự trốn trại lần thứ 3 bị xử lý như thế nào ? Quản giáo có phải chịu trách nhiệm gì không?
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tóm tắt vụ việc
Ngày hôm qua, có một tin tức gây hoang mang trong dư luận, đó chính là tin Triệu Quân Sự- một tội phạm nguy hiểm đã trốn khỏi trại giam, được biết đây là lần thứ 3 đối tượng này vượt ngục. Theo thông tin ban đầu, vụ việc cụ thể như sau
Vào khoảng 19h hôm qua tức ngày 31/5, Triệu Quân Sự đang chấp hành hình phạt tù chung thân đã trốn khỏi trại tạm giam thuộc Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc Phòng thuộc địa phận xã Thành Long, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi nắm bắt được thông tin, lực lượng chức năng đã thức trắng đêm để lập chốt kiểm soát để truy tìm và vây bắt đối tượng này. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đã thông tin trên hệ thống loa truyền thanh của xã và cảnh báo đến người dân trong toàn địa bàn để đề phòng. Cùng với đó là khuyến cáo người dân khóa cửa cẩn thận, tránh đối tượng đặc biệt nguy hiểm này trà trộn vào nhà.
Theo thông tin chúng tôi được biết thì đến sáng ngày hôm nay 1/ 6 , các lực lượng chức năng cũng như là chính quyền địa phương vẫn ra sức tìm kiếm và vây bắt đối tượng nguy hiểm này.
Triệu Quân Sự trốn trại lần thứ 3 có lãnh án tử hình?
Nếu như mọi người có theo dõi thì trong hai lần trốn trại trước , 1 lần vào năm 2015 và 1 lần nữa là vào tháng 6 năm 2020 thì TQS đã bị lãnh mức án 3 năm tù vì tội trốn khỏi trại giam. Tuy nhiên, như đã biết thì TQS phải lãnh tù chung thân vì tội Giết người, Cướp tài sản và Đào ngũ thì dù có phạt thêm hay không thì mức phạt vẫn là chung thân
Do đó nhiều người đặt câu hỏi liệu rằng mức phạt lần này có đẩy lên án tử hình hay không?
Hành vi trốn khỏi nơi giam giữ là hành vi nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội; trật an sinh an toàn của người dân. Do đó, theo pháp luật quy định TQS sẽ bị khởi tố về tội “Trốn khỏi nơi giam giữ” được quy định tại Điều 386 Bộ luật hình sự 2015.
“1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”
Và ngoài ra, đối tượng này có thể phải đối mặt với mức án cao nhất là 10 năm với tình tiết tăng nặng là trốn trại nhiều lần theo điểm c khoản 1 điều 55 BLHS quy định
Đó là bởi hành vi được thực hiện bởi những người đang chấp hành hình phạt, là những người có thể chưa có sự biến cải, ăn năn hối cải.
Vậy nên tổng hợp hình phạt cuối cùng mà Triệu Quân Sự phải nhận vẫn là chung thân.
Quản trại sẽ bị xử lý như thế nào khi mà Triệu Quân Sự trốn trại lần 3?
Đây đã là lần thứ 3, triệu quân sự trốn trại, vậy chắc hẳn sẽ nhiều người đặt câu hỏi rằng vậy người quản trại sẽ bị xử lý như thế nào khi để phạm nhân trốn trại đến lần thứ 3?
Cụ thể thì căn cứ theo điều 376 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn.
Theo điều 376, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn như sau:
1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;
b) Người bỏ trốn trả thù người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm vụ án bị đình chỉ;
b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;
c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;
d) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Để 06 người trở lên bỏ trốn;
c) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp này thì Triệu Quân Sự phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác có thể chịu mức án nặng nhất là 10 năm tù giam và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Không tố giác tội phạm bị xử lý ra sao?
Căn cứ vào quy định tại Điều 19 Bộ luật hình sự :
- Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 19, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự
- Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Bộ luật hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự này.
Triệu Quân Sự trốn trại lần thứ 3 bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của CSGT về vấn đề “Triệu Quân Sự trốn trại lần thứ 3 có lãnh án tử hình?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Lỗi của người phạm tội: lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích chung của người phạm tội là trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi phạm tội do mình thực hiện; người phạm tội có thể vì nhiều động cơ khác nhau như: bỏ trốn để về trả thù người đã tố cáo mình, bỏ trốn về thăm bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con; bỏ trốn để tiếp tục phạm tội khác; bỏ trốn để gặp lại đồng bọn giải quyết việc ăn chia không sòng phẳng; bỏ trốn để đòi nợ; bỏ trốn để thanh lý xong các hợp đồng kinh tế…
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.