Trước sự phát triển sôi nổi của các hoạt động, cũng như sự phát triển và hội nhập kinh tế thì nhiều cá nhân, công ty doanh nghiệp lúc này sẽ lựa chọn treo biển quảng cáo tại nhiều địa điểm khác nhau để thu hút người xem biết đến dịch vụ, sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nhiều thắc mắc được đặt ra lúc này rằng khi treo biển hiệu có phải xin phép không? Có cần phải thực hiện xin giấy phép treo biển quảng cáo hay không là điều không phải ai cũng nắm rõ. Vậy chi tiết quy định về vấn đề này ra sao? Để thực hiện quảng cáo cần đáp ứng những điều kiện gì? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Để thực hiện quảng cáo cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để thực hiện việc quảng cáo dù là theo hình thức nào cũng phải đáp ứng được những điều kiện như bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy đinh của pháp luật tùy theo loại hình kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về kinh doanh, hợp chuẩn, hợp quy, Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đối những tài sản bắt buộc phải đăng ký, ngoài ra những hàng hóa có điều kiện theo quy định thì cần đáp ứng được những điều kiện đó:
Ví dụ: Đối với quảng cáo liên quan đến thuốc thì ngoài những giấy tờ trên thì cần phải có giấy phép lưu hành thuốc tại Việt Nam, kèm theo hướng dẫn sử dụng loại thuốc quảng cáo đó. Còn liên quan đến quảng cáo mỹ phẩm thì cân có thêm giấy công bố mỹ phẩm đó, còn đối với hàng hóa là sữa hay thực phẩm dinh dưỡng phải có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn hàng hóa, bên cạnh đó cần có thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm , giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm nếu là hàng hóa nhập khẩu… tùy theo mỗi loại hành hóa, sản phẩm mà cần đáp ứng được điều kiện để thực hiện việc quảng cáo, bổ sung giấy tờ theo quy định để tránh những rủi do có thể xảy ra.
Bên canh đó việc thực hiện quảng cáo phải đáp ứng thêm những điều kiên như tiếng nói và chữ viết trong quảng cáo cũng phải đúng theo quy định của pháp luật là chỉ được thể hiện bằng tiếng việt trừ một số trường hợp sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu hay khẩu hiệu có tên riêng là tiếng nước ngoài, từ ngữ không thê thay thế bằng tiếng việt, trương trình dân tộc thiểu số, sách, báo trang thông tin xuất bản, in ấn theo tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam. Trường hợp quảng cáo mà có sử dụng cả tiếng Việt và nước ngoài thì tiếng nước ngoài bao giờ cũng phải được thể hiện sau và khổ chữ nhỏ hơn tiếng Việt.
Ngoài ra khi thực hiện quảng cáo thì chủ thê thực hiện việc quảng cáo phải đáp ứng được nội dung theo quy định như nội dung quảng cáo phải đảm bảo chính xác, trung thực không lừa dối, không dẫn đến việc gây ra thiệt hại chủ thể kinh doanh, sản xuất của chủ thể tiếp nhận việc quảng cáo của doanh nghiệp, tổ chức.
Để quảng cáo tạo được tiềm tin cho khách hàng từ thương hiệu của bạn, bạn nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nữa.
Khi treo biển hiệu có phải xin phép không?
Sẽ có 3 trường hợp để bạn phân định rõ như sau:
- Với loại biển hiệu thông thường (bao gồm tên công ty, cửa hàng, số điện thoại) Không cần thực hiện thủ tục thông báo quảng cáo.
- Với các loại biển có chứa nội dung và hình ảnh quảng cáo (bao gồm bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên, mặt tiền công trình/nhà ở). Cần phải thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Với biển quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m², kết cấu khung sắt và vật liệu xây dựng gắn vào nhà. Phải xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Tuy nhiên dù là bất cứ loại biển nào đi chăng nữa thì khi treo biển quảng cáo tại nhà, chủ đầu tư vẫn cần tuân theo một số quy định bắt buộc về kích thước, nội dung, chữ viết, kỹ thuật lắp đặt.
Quy định về biển quảng cáo treo tại nhà
Cụ thể các quy định liên quan tới việc treo biển quảng cáo tại nhà bao gồm: kích thước, vị trí lắp đặt, nội dung thể hiện. Tất cả được nêu rất rõ trong Điều 27 Luật quảng cáo và Thông tư 19/2013/TT-BXD, cụ thể như:
Vị trí lắp đặt
- Có thể lắp đặt bảng quảng cáo ở vị trí mặt tiền, 2 bên hông nhà.
- Biển quảng cáo phải đảm bảo an toàn kỹ thuật, không che chắn lối thoát hiểm của ngôi nhà, không đua ra cao gây nguy hiểm.
- Với nhà ở 1 tầng chỉ được đặt 1 biển ngang và 1 biển đứng.
Kích thước
Với loại biển lắp đặt ở các mặt hông tường nhà:
- Chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Số lượng không quá 2 bảng.
- Đối với công trình/nhà ở 4 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo ốp vào mặt tường bên không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m.
- Đối với công trình/nhà ở 5 tầng trở lên toàn bộ diện tích mặt bảng quảng cáo phải gắn, ốp vào mặt tường bên.
Với loại biển quảng cáo nằm ở mặt tiền của ngôi nhà:
- Bảng quảng cáo ngang:
+ Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở; mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m.
+ Vị trí: ốp sát vào ban công, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên.
- Bảng quảng cáo dọc:
+ Chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m
+ Vị trí đặt: ốp sát vào mép tường đứng;
Treo biển quảng cáo không xin phép, bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định đã được sửa đổi và được bổ sung tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP khi treo biển quảng cáo tại nhà nói riêng và tại các địa điểm khác mà sai quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Khi treo, dựng, đặt biển quảng cáo không đúng vị trí đã quy hoạch. Hoặc treo, dựng, đặt biển quảng cáo tại vị trí không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng: Nếu bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Như vậy, treo biển quảng cáo nói chung và treo biển quảng cáo tại nhà nói riêng mà không xin phép theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính lên đến vài chục triệu đồng. Thậm chí là bị cưỡng chế tháo dời biển quảng cáo xuống.
Việc này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quảng cáo. Cũng như trực tiếp tạo ra những hiệu quả tiêu cực cho các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu được quảng cáo. Vì thế, trước khi treo biển quảng cáo cần phải tìm hiểu rõ các quy định về pháp luật. Nhằm tránh trường hợp vi phạm luật gây ảnh hưởng không tốt.
Mời bạn xem thêm
- Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản năm 2023
- Đóng bao nhiêu tháng thì được hưởng thai sản năm 2023?
- Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không năm 2023?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi treo biển hiệu có phải xin phép không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Biển hiệu phải có các nội dung sau:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
Đối với biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
Đối với biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Để xin giấy phép quảng cáo ngoài trời thì một bộ hồ sơ đầy đủ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy giấy phép quảng cáo ngoài trời
– Bản sao hoặc giấy chứng nhận, giấy đăng ký:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo
Giấy đăng ký chất lượng hàng hoá (hay những giấy tờ tương tự liên quan đến chất lượng hàng hoá)
Hợp đồng giữa đơn vị xin giấy phép quảng cáo với người có quyền sử dụng hay sở hữu vị trí đặt biển
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở sản xuất ( Đối với biển quảng cáo ngoài trời khổ nhỏ tại nơi)
Giấy tờ đi kèm hồ sơ phải có giá trị pháp lý
– Bản mẫu thiết kế của biển quảng cáo ngoài trời
– Văn bản thỏa thuận hai bên giữa chủ giấy phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo.
Lưu ý: Bản sao có giá trị về pháp lý và còn hạn sử dụng