Bao bì không chỉ dùng để chứa đựng sản phẩm; mà những thông tin trên bao bì còn giúp sản phẩm trông chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Khi in bao bì sản phẩm cũng có những quy định riêng về nội dung tùy theo ngành hàng sản phẩm. Vậy trên bao bì sản phẩm có bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 43/2017/NĐ-CP
Nghị định 89/2006/NĐ-CP
Bao bì sản phẩm là gì?
Theo các nhà sản xuất thì bao bì được xem là phương tiện thể hiện sản phẩm; là “cái ưu việt nhất” trưng bày về kiểu dáng, mẫu mã; là phương tiện thông báo tốt nhất về phẩm chất và tính sáng tạo… Bao bì là bộ phận hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Ở đây; các nhà sản xuất nhấn mạnh vai trò thể hiện của bao bì đối với sản phẩm của họ. Không có bao bì hàng hoá; sản phẩm sẽ không được nhận biết cụ thể và chi tiết. Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hoá; giá trị sử dụng cơ bản của sản phẩm phải được xã hội thừa nhận; sản phẩm phải được cọ xát trên thị trường; và phải được trở thành sản phẩm thực sự tức là phải được tiêu dùng.
Nội dung ghi nhãn bao bì sản phẩm bắt buộc
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa; thì Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa. Dưới đây là một số quy định trong nội dung ghi nhãn bao bì sản phẩm:
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Định lượng hàng hóa
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Thành phần, thành phần định lượng
- Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm, hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định
3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Quy định cụ thể về nội dung bắt buộc cần có trên bao bì sản phẩm
Tên hàng hóa trên bao bì sản phẩm
Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa
Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trên bao bì bản phẩm
- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
- Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất. Và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó, và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép
Định lượng hàng hóa trên bao bì sản phẩm
Hàng hóa định lượng bằng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường. Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên.
Ngày sản xuất, hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
- Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số. Được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
- Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
- Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
- “Ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ. Hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
Xuất xứ hàng hóa trên bao bì sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác. Tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
Thành phần, thành phần định lượng trên bao bì sản phẩm
Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm. Kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP
Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm. Hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo trên bao bì sản phẩm
Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có). Thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật. Và phải bảo đảm trung thực, chính xác. Phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Vậy, trên bao bì sản phẩm có bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất?
Qua các thông tin trên mà chúng tôi đưa ra; thì có thể khẳng định trên bao bì sản phẩm sẽ bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên; trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Do vậy; cần cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa trên bao bì sản phẩm theo pháp luật quy định.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP, nhãn phụ được hiểu là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
Nhãn phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì ở vị trí dễ thấy nhất. Có thể nhìn thấy đầy đủ mà không phải tháo rời các phần của hàng hóa. Nội dung trên nhãn, bao bì phải tuân thủ đúng các quy định về đo lường. Chiều cao chữ không được thấp hơn 1.2mm hoặc 0.9mm với các bao bì có bề mặt (một mặt) nhỏ hơn 80cm2.
Màu sắc, chữ và số phải rõ ràng. Các nội dung bằng chữ thì phải tương phản với màu nền. Ngôn ngữ của nhãn, bao bì phải được ghi bằng tiếng Việt. Trong trường hợp hàng nhập khẩu, cần thêm nhãn phụ bằng tiếng Việt với nội dung tương ứng với nhãn gốc.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn. Thì phải ghi những nội dung quy định phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư về vấn đề:
Trên bao bì sản phẩm có bắt buộc phải có thông tin của nhà sản xuất?
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Xem thêm: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ của Luật sư. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102