Hiện nay, việc quy định về làm căn cước công dân khiến cho nhiều người thắc mắc rằng là đang dùng chứng minh thư nhân dân có cần phải đổi qua căn cước công dân hay không? Việc làm cắn cước công dân có bắt buộc hay không? Trên 60 tuổi có phải làm căn cước công dân không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm bắt được quy định về độ tuổi làm căn cước công dân.
Căn cứ pháp lý
Thời hạn quy định để đổi thẻ căn cước công dân là bao lâu?
Nếu trước đây Chứng minh nhân dân có thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp, cấp đổi, cấp lại thì Căn cước công dân có thời hạn sử dụng theo độ tuổi.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 quy định:
Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Đối chiếu với khoản 1 Điều 19 Luật này, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân, sau đó sẽ phải làm thủ tục cấp đổi thẻ khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi, đủ 60 tuổi.
Như vậy, dựa theo độ tuổi thì lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi công dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, công dân sẽ được sử dụng CCCD đến khi mất và không phải cấp lại CCCD, trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.
Mặt khác, khoản 2 Điều 38 Luật CCCD quy định CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức trước ngày 1-1-2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Công dân có yêu cầu thì được đổi sang CCCD.
Trường hợp này, CMND của ba chị Thu vẫn còn thời hạn sử dụng thì không cần phải cấp đổi sang CCCD.
Công dân đã trên 60 tuổi và CMND còn thời hạn thì vẫn được cấp đổi sang CCCD nếu công dân có nguyện vọng cấp đổi. Việc cấp đổi từ CMND sang CCCD sẽ giúp các thông tin cá nhân của công dân được cập nhật đầy đủ và chính xác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, giúp công dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch về sau.
Trên 60 tuổi có phải làm căn cước công dân không?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định thời hạn sử dụng của CMND được như sau:
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau:
- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
- Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
- Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.
- Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
- Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
- Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.
Như quy định trên thì từ 01/01/2016 Luật Căn cước công dân (CCCD) có liệu lực tuy nhiên không phải tất cả đều chuyển sang cấp CCCD (chưa được triển khai rộng rãi), nhiều nơi vẫn cấp và sử dụng chứng minh nhân dân (CMND). Đến ngày 22/01/2021, ngưng cấp CMND trên toàn quốc để tập trung chuyển đổi sang CCCD có gắn chíp. Quy định về giá trị sử dụng CMND được cấp trước thời điểm này vẫn có giá trị sử dụng đến khi hết hạn (15 năm). Cho nên trường hợp của chị đã được cấp CMND, đến nay vẫn còn hạn sử dụng thì không bắt buộc phải chuyển sang CCCD dù sắp đến tuổi 60. Chị có nhu cầu thì cũng có thể làm thủ tục đổi sang thẻ CCCD ngay cũng được. Nếu đến ngày hết hạn CMND thì bắt buộc chị phải đổi sang CCCD.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Trên 60 tuổi có phải làm căn cước công dân không“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; đơn xác nhận độc thân mới nhất; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X.
Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mất CCCD có thể dùng hộ chiếu khi đi thi THPT quốc gia không?
- Ngày cấp CCCD là ngày nào theo quy định mới?
- Rút tiền bằng thẻ CCCD gắn chip như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, khi cấp đổi, cấp lại, Chứng minh nhân dân, CCCD mã vạch người dân đều sẽ được cấp CCCD gắn chip.
Mặt trước thẻ CCCD gắn chip ghi thời hạn sử dụng tại phần “Có giá trị đến/Date of expiry”. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ đủ 58 tuổi trở lên phần này sẽ được ghi: “Không thời hạn”.
Theo đó, CCCD mã vạch và gắn chip được đổi lần cuối cùng khi công dân đủ 60 tuổi (bao gồm cả trường hợp cấp, đổi, cấp lại khi đủ 58 tuổi), sau đó sẽ không phải đổi nữa. Nếu hiện nay, đang dùng CMND 9 số, 12 số đã hết hạn thì dù trên 60 tuổi cũng phải thực hiện đổi sang CCCD gắn chip, việc đổi này là do CMND cũ đã hết thời hạn chứ không phải đổi theo độ tuổi.
Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP:
CMND hết thời hạn sử dụng;
CMND hư hỏng không sử dụng được;
Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Việc cấp đổi/cấp lại CCCD mã vạch sang gắn chip, thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt. Song nếu thuộc các đối tượng phải đổi/cấp lại CCCD thì người dân nên chủ động đi làm.
Do đó, người trên 60 tuổi đang sử dụng CMND, CCCD mã vạch còn thời hạn sử dụng thì vẫn được dùng bình thường, không bắt buộc phải đổi và đương nhiên cũng không bị phạt.
Trong trường hợp, công dân trên 60 tuổi có CMND còn thời hạn sử dụng thì không cần phải cấp đổi sang CCCD
Mặt khác, khoản 2 Điều 38 Luật CCCD quy định CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực (tức trước ngày 1/1/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Công dân có yêu cầu thì được đổi sang CCCD.
Trong trường hợp, công dân trên 60 tuổi có CMND còn thời hạn sử dụng thì không cần phải cấp đổi sang CCCD.
Công dân đã trên 60 tuổi và CMND còn thời hạn thì vẫn được cấp đổi sang CCCD nếu công dân có nguyện vọng cấp đổi. Việc cấp đổi từ CMND sang CCCD sẽ giúp các thông tin cá nhân của công dân được cập nhật đầy đủ và chính xác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, giúp công dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch về sau.