Vũ trường là một địa điểm vui chơi giải trí thường thường hoạt động vào ban đêm; với những đặc trưng nổi bật như âm nhạc ồn ào, có nhạc sống được biểu diễn bởi các ban nhạc; ánh sáng mờ ảo, chớp nhoáng, nhiều màu và ở trong vũ trường có nhiều đối tượng nhảy múa, hoặc nhảy múa tập thể. Đôi khi, nơi đây có thể là tụ điểm của các đối tượng nghiện hút, tội phạm. Vậy trẻ em được đến vũ trường không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Vũ trường là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2, Dịch vụ vũ trường là dịch vụ cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, có thể hiểu vũ trường là một địa điểm vui chơi giải trí hoặc câu lạc bộ tụ tập sinh hoạt vui chơi (thường là vào ban đêm); của một hoặc một nhóm đối tượng với những đặc trưng nổi bật như âm nhạc ồn ào, có nhạc sống được biểu diễn bởi các ban nhạc; ánh sáng mờ ảo, chớp nhoáng, nhiều màu và ở trong vũ trường có nhiều đối tượng nhảy múa, hoặc nhảy múa tập thể. Vũ trường có thể là một địa điểm độc lập; hoặc là một phần trong các hình thức khác như quán bar, khách sạn, nhà hàng…
Trẻ em được đến vũ trường không?
Hiện nay, nhiều vũ trường có hoạt động kinh doanh biến tướng; với các hình thức đối phó ngày càng tinh vi, phức tạp. trở thành cho dân chơi ma túy “bay lắc”. Hay là màn múa thoát y và những cuộc hoan lạc được ngã giá…
Hơn nữa, đặc điểm của vũ trường thường hoạt động vào ban đêm; sử dụng nhiều loại nhạc, âm thanh ánh sáng kích động con người;… Mà trẻ em chưa phát triển đầy đủ nhận thức, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ vũ trường; dễ bị tiêm nhiễm các thói hư tật xấu. Do đó, pháp luật nghiêm cấm người dưới 18 tuổi sử dụng dịch vụ vũ trường.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
2, Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
Cung cấp dịch vụ vũ trường cho trẻ em bị xử lý thế nào?
Pháp luật nghiêm cấm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường
5, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi;
Như vậy, nếu cung cấp dịch vụ vũ trường cho người dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về “Trẻ em được đến vũ trường không?” hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh vũ trường
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định: Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh dịch vụ vũ trường không có giấy phép theo quy định.
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh dịch vụ vũ trường không bảo đảm diện tích theo quy định.
Căn cứ điểm g khoản 6 Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh dịch vụ vũ trường ở địa điểm cách trường học dưới 200 mét.