Mỗi ngày, nước ta có rất nhiều vụ tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông đang là nỗi nhức nhối của xã hội. Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện một clip trong một con ngõ nhỏ ở Từ Sơn – Bắc Ninh. Camera nhà dân ghi lại một bé trai bất ngờ chạy từ trong ngách nhỏ ra ngõ, đúng lúc này một chiếc xe máy do một người phụ nữ điều khiển đi tới đã tông vào cháu bé. Cú va chạm mạnh đã khiến đứa trẻ văng ra bên đường, nằm bất động. Người thân nhanh chóng có mặt tại hiện trường và đã đưa đi cấp cứu. Vậy Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm?
Điều 584 bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự; nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân; hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường; cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Căn cứ theo quy định của pháp luật; người đi bộ băng qua đường không đúng quy định của pháp luật; gây tai nạn giao thông phải bồi thường thiệt hại; trong trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 1 Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Đều 586 Bộ luật dân sự năm 2015; quy định về trường hợp trẻ em gây thiệt hại thì phải bồi thường như sau:
“2. Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha; mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng; thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu; trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại; thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại; mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy, Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông; thì cha, mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại; trừ trường hợp con từ 15 đến 18 tuổi hoặc người được giám hộ có tài sản riêng.
Trách nhiệm dân sự và hình sự khi gây tai nạn giao thông
Trách nhiệm dân sự
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015; quy định nguồn nguy hiểm cao độ như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới; hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động; vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Đối với trường hợp gây thiệt hại sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những khoản sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe; và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc; chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại; trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại; phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại
- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trách nhiệm hình sự
Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; thì trách nhiệm hình sự mà người gây tai nạn giao thông phải chịu là:
- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
- Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông người lái xe chịu trách nhiệm gì?
Để trả lời câu hỏi này thì phụ thuộc vào lỗi của người lái xe.
Người đi xe máy này có lõi tức là có thể đi quá tốc độ cho phép, hoặc không có giấy phép lái xe theo Luật giao thông đường bộ. Thì người đi xe này có thể bị truy cứu TNHS Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017; về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
Nếu may mắn hơn, thì căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; Như vậy theo quy định trên thì người điều khiển xe máy do không chú ý quan sát đi lấn đường và gây ra tai nạn giao thông. Do đó người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông có mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Ngoài ra người vi phạm còn bồi thường theo PL dân sự, Bồi thường chi phí KCB, chi phí thuốc thang, bồi dưỡng sức khỏe,… Còn nếu không may, đứa bé không thể qua khỏi sau cú va chạm đó thì người vi phạm còn phải bồi thường chi phí mai táng về vật chất và tinh thần.
Người lái xe không có lỗi.. Khi này chiếu theo BLDS 2015 thì nguyên tắc người đi xe máy không vi phạm thì sẽ không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, về lý là như vậy, nhưng về tình và cả đạo đức và dư luận xã hội thi người đi xe máy nên có 1 khoản chi phí hỗ trợ cho cháu bé, chi phí này sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện gia đình người đi xe4. CHứ không mang tính bắt buộc theo pháp luật
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm
Mời bạn xem thêm
- Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
- Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn về “Trẻ em chạy qua đường gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; Thành lập công ty xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; xác nhận độc thân ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Người điều khiển phương tiện là chủ sở hữu của phương tiện hoặc người được chủ sở hữu giao cho quản lý, sử dụng thì sẽ phải bồi thường trừ khi giữa chủ sở hữu và người được giao điều khiển phương tiện có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện là người dưới 15 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản để bồi thường thì người giám hộ (giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ được cử) của những người này có thể sẽ phải bồi thường. Việc bồi thường có thể bằng tài sản của người được giám hộ hoặc tài sản của người giám hộ.
Theo quy định của pháp luật Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Do đó Trẻ em 15 tuổi gây tai nạn giao thông sẽ phải bồ thường theo quy định trên