Xin chào Luật sư. Tôi xin được chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Ông tôi có để lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ tôi. Nhưng thời gian đó, bố mẹ tôi đi làm ăn xa nên không về kịp lúc ông mất. Trước khi ông mất, ông có trao đổi qua điện thoại với bố mẹ tôi là nhờ cô chú Út giữ hộ. Tuy nhiên, khi bố mẹ tôi về quê thì cô chú không đưa trả lại giấy tờ đó. Vậy, bố mẹ tôi có thể tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để giải đáp vấn đề “Tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác chiếm giữ″ và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
- Công văn 141/TANDTC-KHXX.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đồng thời tăng cường thiết chế nhà nước trong quản lý đất đai.
Tuy nhiên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường được gọi với ngôn ngữ bình dân là sổ đỏ, bìa đỏ.
Khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì người sử dụng đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu có sự gian lận, sai sót hoặc một số lý do khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là “giấy tờ có giá” không?
Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.
Nội dung công văn số 141/TANDTC-KHXX nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, Giấy chứng nhận không phải là giấy tờ có giá.
Kiện đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được không?
Đối chiếu các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) chỉ là căn cứ xác nhận về quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức. Bản thân ‘sổ đỏ’ không phải là quyền sử dụng đất, không phải là tài sản.
Do đó, mặc dù “sổ đỏ” bị người khác chiếm giữ trái pháp luật, nhưng cá nhân không thể khởi kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là “sổ đỏ” vì “sổ đỏ” không phải là tài sản. Nếu cá nhân đã nộp đơn thì tòa án sẽ không thụ lý, vì không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp yêu cầu đòi lại Giấy chứng nhận chưa được quy định cụ thể là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Pháp luật hiện hành mới chỉ có hướng dẫn trong trường hợp mất “sổ đỏ”. Đối với trường hợp ‘sổ đỏ’ bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp thì chưa có quy định cụ thể.
Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn 141/TANDTC-KHXX như sau:
Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác đang chiếm giữ thì Tòa án giải quyết như sau:
- Trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm e khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trong văn bản trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện là yêu cầu khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Trường hợp đã thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý; trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự; căn cứ khoản 3 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự.
Tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác chiếm giữ
Quyền sử dụng đất hiện nay thuộc quyền sử dụng của cá nhân, cá nhân có toàn bộ các quyền của chủ sử dụng theo quy định của luật đất đai, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình (Khoản 6 Điều 105 Luật Đất đai).
Cá nhân có quyền đòi lại đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người khác đang chiếm giữ trái phép. Cá nhân trước hết nên thương lượng và tự giải quyết nội bộ để giữ tình cảm đôi bên. Nhưng nếu người đó kiên quyết không trả thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối với việc đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì gia đình bạn không thể khởi kiện ra tòa vì Tòa án sẽ không giải quyết theo hướng dẫn tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX về việc thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của Tòa án nhân dân tối cao ngày 21/9/2011.
Nội dung công văn nêu rõ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá”; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại Công văn 141/TANDTC-KHXX như sau:
Trường hợp người khởi kiện chỉ đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác đang chiếm giữ thì Tòa án giải quyết như sau:
Khi trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nêu trên, Tòa án phải hướng dẫn cho người khởi kiện có thể yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền buộc người chiếm giữ bất hợp pháp giấy tờ nêu trên phải trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ đó.
Trong trường hợp giấy tờ bị mất thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với loại giấy tờ nêu trên có quyền đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp lại giấy tờ bị mất theo quy định của pháp luật (yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Bên có lỗi trong việc làm mất giấy tờ phải chịu toàn bộ chi phí, lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới.
Cá nhân có thể tham khảo các quy định dưới đây trong trường hợp xin cấp lại ‘sổ đỏ’ bị mất:
Về trình tự, thủ tục xin cấp ‘sổ đỏ’ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi bị mất:
- Khai báo với UBND cấp xã nơi có đất về việc bị mất ‘sổ đỏ’
- UBND cấp xã yết thông báo mất ‘sổ đỏ’ tại trụ sở, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn
- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư người bị mất ‘sổ đỏ’ nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại ‘sổ đỏ’
- Văn phòng Đăng ký nhà đất kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định luật định ký quyết định hủy ‘sổ đỏ’ bị mất, đồng thời ký cấp lại ‘sổ đỏ’ (tức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) …
Có thể bạn quan tâm
- Năm 2022, không sử dụng đất liên tục bị xử lý thế nào?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án
- Chuyển quyền sử dụng đất rồi có đòi lại được không năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về “Tranh chấp đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do người khác chiếm giữ”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, tư vấn mẫu hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng đổi tên sổ đỏ, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;…
Vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo Khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
+ Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:
Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.
Các đương sự không có các loại giấy tờ trên nhưng lựa chọn khởi kiện tại Tòa án mà không giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền.
Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất.
+ Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp:
Đối với đương sự là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Đối với đương sự một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết lần 1 là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần 2 là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.