Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là một trong những tranh chấp diễn ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Để giải quyết triệt để tranh chấp này, các bên hoặc là tiến hành hòa giải, hoặc là khởi kiện ra cơ quan tòa án có thẩm quyền để phân xử. Do đó, các bên cần nắm thật rõ các quy định pháp luật liên quan để tiến hành giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết thế nào? Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao lâu? Lệ phí khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao nhiêu? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Quy định về tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận hiện nay
Tranh chấp đất đai bao gồm tranh chấp phát sinh giữa người sử dụng đất với nhau, người sử dụng đất với cơ quan nhà nước.
Pháp luật hiện hành có quy định về việc giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó, hòa giải được xem là bước bắt buộc khi giải quyết tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Các bên phải thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Nếu hòa giải không thành thì mới đủ điều kiện thực hiện việc khởi kiện.
Những tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là quyền sử dụng đất của vợ chồng,… thì việc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không bắt buộc.
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao lâu?
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất
Theo quy định, tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Do đó, đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về Chủ sở hữu; diện tích đất; quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Đối với các vụ án tranh chấp liên quan đến Hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất thì sẽ áp dụng thời hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sư. Vì vậy, trong trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, người có quyền khởi kiện có thể khởi kiện bất kỳ thời điểm nào tại Tòa án có thẩm quyền; kể từ ngày phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.
Đối với tranh chấp Hợp đồng liên quan đến đất đai
Tranh chấp Hợp đồng liên quan đến đất đai bao gồm: Hợp đồng chuyển nhượng; chuyển đổi; tặng cho; cho thuê, cho thuê lại; thế chấp; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp Hợp đồng là 03 năm; kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc; phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án; quyết định giải quyết vụ việc.
Đối với tranh chấp về thừa kế đất đai
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, thời hiệu thừa kế được quy định như sau:
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc; bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận?
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Khi tranh chấp đất đai xảy ra, các Bên có thể tự hòa giải để giải quyết tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc và cũng là điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án. Theo đó, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ kỹ của các bên tranh chấp và; có xác nhận của UBND là hòa giải thành hoặc không thành.
- Trường hợp hòa giải thành sẽ kết thúc tranh chấp đất đai. Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới; Chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc; sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một Bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và; hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35; điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết đối với đối tượng tranh chấp là bất động sản.
Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết thế nào?
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao);
- Sổ hộ khẩu (Bản sao);
- Các giấy tờ liên quan khác.
Trình tự thủ tục
Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và Nộp đơn khởi kiện
Chuận bị những hồ sơ giấy tờ chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu; chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (Nếu có).
Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện
Nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí; người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp hồ sơ khởi kiện không đầy đủ, Thẩm phán thông báo để người khởi kiện sửa đổi, bổ sung. Thời hạn sửa đổi, bổ sung do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.
Bước 3: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu; chứng cứ kèm theo.
Bước 4: Hòa giải tại Tòa án
Trường hợp các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các Bên. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo; kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp các bên hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án
Sau khi có Bản án sơ thẩm, các Bên tranh chấp có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận
Đối với tranh chấp đất đai không có giá ngạch như tranh chấp đòi lại nhà đất cho mượn, cho ở nhờ; tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất;… thì án phí là 300.000 đồng.
Đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch như những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần. Mức án phí được xác định như sau:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng.
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
- Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Theo đó người có yêu cầu khởi kiện; yêu cầu độc lập; yêu cầu phản tố phải đóng tạm ứng án phí căn cứ trên giá trị tài sản tranh chấp mà người đó yêu cầu. Mức tạm ứng án phí đối với tranh chấp đất đai có giá ngạch bằng 50% mức án phí tính theo giá trị tài sản có tranh chấp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như mẫu đơn tranh chấp đất đai.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, thời hiệu thừa kế được quy định như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc; bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ quy định trên, dù làm Giấy chứng nhận theo diện không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hay là làm theo diện có giấy tờ đứng tên người khác kèm theo văn bản chuyển nhượng thì Luật đều có yêu cầu là đất đó phải không có tranh chấp. Việc có người nộp đơn tranh chấp ra Ủy ban nhân dân xã/phường để hòa giải sẽ là căn cứ để phía cơ quan đăng ký đất đai không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Với phương thức này, bạn sẽ phải chuẩn bị đơn khởi kiện bằng bản mềm rồi gửi trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Về cơ bản, phương thức này sẽ không mất nhiều thời gian và công sức di chuyển trong thời kỳ công nghệ số hiện nay. Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, Tòa án sẽ in ra thành bản cứng để bổ sung vào sổ nhận đơn và thông báo lại cho bạn biết rằng đơn khởi kiện của bạn đã được thụ lý.