Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi và nhà hàng xóm có xảy ra tranh chấp về đất đai do phần đất thực tế của nhà tôi đang sử dụng khác so với diện tích đất được ghi trên sổ đỏ, mà phần đất thừa ra so với sổ đỏ nhà tôi thì đang được ghi nhận trong sổ đỏ nhà hàng xóm nhà tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần sang thương lượng và xin nhà đó cùng ra cải chính sổ đỏ nhưng nhà đó nhất quyết không đồng ý. Hôm trước trong lúc 2 nhà cãi vã thì nhà hàng xóm đã cầm dao ra cắm vào cánh tay chồng tôi bị thương. Luật sư cho tôi hỏi là “tranh chấp đất đai chém người” thì sẽ bị xử lý như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Tranh chấp về đất đai là dạng tranh chấp diễn ra rất phổ biến hiện nay, bởi vì ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân nên loại tranh chấp này thường khó giải quyết và gây nên nhiều mâu thuẫn. Nhiều lúc trong lúc tranh chấp còn xảy ra nhiều trường hợp bất ngờ và gây nguy hiểm như hành vi gây ra thương tích cho người khác. vậy hành vi tranh chấp đất đai chém người sẽ bị xử lý ra sao?. hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…
Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định định nghĩa tranh chấp đất đai như sau:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Các trường hợp tranh chấp đất đai
Hiện việc phân loại các dạng tranh chấp đất đai mang tính tương đối. Trên thực tế có những vụ án tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp có dấu hiệu của tất cả các dạng tranh chấp. Để xác định tranh chấp thuộc dạng tranh chấp đất đai nào, ngoài các quy định của luật đất đai cần căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để xác định ai kiện, kiện ai, kiện về vấn đề gì và kiện như thế nào để xác định quan hệ pháp luật.
Hiện thực tế tại Việt Nam có các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến như sau:
Thứ nhất: Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau;
Dạng tranh chấp này thường phải kể đến một số loại tranh chấp như: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng;Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác; Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính….
Thứ hai: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất/
Thông thường có các loại tranh chấp sau: tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Thứ ba: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất.
Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định thấy rằng, tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Nếu trường hợp hòa giải không thành khi xảy ra tranh chấp đất đai thì có thể gửi đơn yêu giải quyết bằng Tòa án.
Theo đó mà pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tranh chấp đất đai chém người xử lý ra sao?
Khi tranh chấp đất đai chém người sẽ thuộc vào hành vi cố ý gây thương tích cho người khác và tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ có mức xử phạt khác nhau.
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể; gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội; xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Như vậy, việc dùng dao gây thương tích trong trường hợp này được coi là một hành vi cố ý gây thương tích.
Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác); hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).
Xử phạt hành chính
Hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác với mức thương tích nhẹ hơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại do hành vi nguy hiểm của mình gây ra.
Phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt):
Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là:
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích
Hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị pháp luật hình sự xử lý, Tùy vào tỷ lệ thương tật người bị hại để xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi, nếu mức thương tật từ 10% trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội cố ý cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; với các mức án phạt sau:
Khung 1:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm; hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau; hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù; đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng hoặcđưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 4
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác
Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên:
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khung 5
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên
Tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; nhưng thuộc một trong các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai, Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tranh chấp đất đai chém người” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về soạn thảo đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, có 02 hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ gồm:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP), trình tự thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại UBND cấp tỉnh
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu về tranh chấp đất đai
– Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:
+ Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết)
+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh/huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 4: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai
– Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.
Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại lên UBND cấp trên trực tiếp, Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.