Hiện nay, tranh chấp thương mại diễn ra phổ biến. Nhiều người đặt ra câu hỏi là tranh chấp chứng khoán có thuộc phạm trù tranh chấp thương mại không? Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không? Để làm rõ câu hỏi này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Tranh chấp thương mại là gì?
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 có quy định về khái niệm hoạt động thương mại:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Vậy tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán tạm dịch sang tiếng Anh là Disputes in securities market.
Tranh chấp trên thị trường chứng khoán được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột không thể dung hoà giữa các chủ thể hoạt động chứng khoán.
Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài thông qua hành vi khiếu nại, tố cáo, khởi kiện.
Nhìn chung, dù hình thức biểu hiện, tính chất, mức độ của các hành vi này là khác nhau song đều cho thấy mối xung đột lợi ích không thể dung hoà và nhu cầu cần được giải quyết xung đột đó.
Tranh chấp phát sinh trên thị trường chứng khoán có những điểm đặc thù sau đây:
– Tranh chấp trên thị trường chứng khoán phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán. Các chủ thể này có thể có lợi ích đối lập hoặc xung đột với nhau và có xu hướng tìm mọi cách để bảo vệ quyền và lợi ích mà họ cho là chính đáng của mình.
– Đối tượng của tranh chấp là các quyền và lợi ích mà các chủ thể có được khi thực hiện hoạt động chứng khoán, mà chủ yếu là các lợi ích gắn liền với yếu tố kinh tế.
Phần lớn các tranh chấp trên thị trường chứng khoán có khởi nguồn từ các hành vi vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng hay vi phạm pháp Luật Chứng khoán.
Cũng không loại trừ những trường hợp tranh chấp phát sinh từ hành vi xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người vi phạm cho rằng không hợp lí.
– Giá trị của tranh chấp phát sinh trên thị trường chứng khoán thường khó xác định cụ thể đa số các trường hợp phát sinh tranh chấp đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyền lợi của nhà đầu tư đối với môth hoặc nhiều loại chứng khoán nhất định.
Trong khi đó, chứng khoán là loại hàng hoá đặc thù mà giá cả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có những rủi ro hệ thống bắt nguồn từ biến động kinh tế, chính trị, xã hội hoặc xu hướng, nhu cầu, thị hiếu. Do vậy rất khó để xác định được giá trị của tranh chấp.
Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không?
Theo Điều 133 Luật Chứng khoán 2019 quy định về giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại như sau:
1. Trường hợp quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam thì việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, thực hiện các trách nhiệm dân sự khác theo thỏa thuận, theo quy định của Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc tranh chấp đối với hoạt động tranh chấp, bồi thường chứng khoán có thể được giải quyết bằng những hình thức thương lượng, hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài, Tòa án Việt Nam giải quyết. Do đó, tranh chấp về chứng khoán có thể giải quyết bằng Trong tài thương mại.
Sau khi xảy ra tranh chấp chứng khoán mới thỏa thuận Trọng tài có được không?
Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, sau khi xảy ra tranh chấp hai bên quyết định thỏa thuận trong tài thì việc lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp đều có thể làm căn cứ để giải quyết vụ việc tại Trọng tài Thương mại.
Mời bạn xem thêm:
- Phát hành thêm chứng khoán không áp dụng đối với trường hợp nào?
- Có được mang phiên dịch khi người tham gia tố tụng Trọng tài không biết tiếng Việt?
- Trung tâm trọng tài thương mại có được mở chi nhánh hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định:
Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.
Vậy trường hợp hai bên tranh chấp đã thỏa thuận trong hợp đồng là giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì Tòa án phải từ chối thụ lý khi có bên khởi kiện, trừ một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Thỏa thuận giải quyết Trọng tài thương mại có được kiện ra Tòa án trong trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu
Trường hợp 2: Thỏa thuận giải quyết Trọng tài thương mại có được kiện ra Tòa án trong trường hợp thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được
Khi xảy ra vi phạm chứng khoán hay xâm phạm lợi ích về chứng khoán., pháp luật hướng dẫn việc giải quyết thông qua các hình thức như thương lượng, hòa giải, yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết.
Thương lượng: Đây là việc các bên cùng nhau ngồi lại bàn bạc, trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận để có thể cùng nhau thống nhất phương án giải quyết hợp lý nhất. Việc sử dụng hình thức này là dựa trên sự tự nguyện của các bên và không phải là hình thức chính thức.
Hòa giải: ở hình thức hòa giải có sự góp mặt của bên thứ ba làm hòa giải viên. Thông thường hòa giải viên là người bên trung tâm giao dịch chứng khoán. Nếu 2 bên không yêu cầu thì có thể sử dụng các hào giải viên khác. Bên thứ ba có nhiệm vụ giúp đỡ, phân tích và hỗ trợ các bên trong quá trình đàm phán để nhanh chóng tìm ra giải pháp thích hợp. Hòa giải cũng được coi là hình thức dựa trên tinh thần tự nguyện giữa các bên.
Trọng tài: Các bên sẽ được giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên. Các trọng tài viên có nhiệm vụ đưa ra các phán quyết có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Phương thức này có thể giúp giải quyết nhanh chóng và có tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian vì rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo giữ bí mật. Các quyết định của trọng tài không được công bố công khai do đó các bên có thể giữ được danh dự uy tín ủa mình.
Giải quyết tại Tòa án
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”.
Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về giải quyết tranh chấp đã được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng, có thể là một Phụ lục đính kèm tại thời điểm ký Hợp đồng hoặc được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp với hình thức theo quy định tại Điều 16 Luật này. Thời điểm thỏa thuận về giải quyết trọng tài như vậylà rất thoáng và linh hoạt cho các bên khi lực chọn, cho nên các bên chỉ cần quan tâm vấn đề là nội dung của điều khoản này là như thế nào cho đúng quy định thì việc giải quyết sẽ được thực hiện tại thỏa thuận trọng tài đó.