Xin chào Luật sư. Thời gian cách đây 5 năm vợ chồng tôi có vay mượn được một khoản tiền 2 tỷ đồng để cùng nhau làm ăn, đến nay vợ chồng tôi có chút mâu thuẫn xích mích và chồng tôi dồn hết khoản nợ đó cho tôi trả vì lúc làm hợp đồng vay nợ tôi là người đứng ra làm và kí hợp đồng. Vậy mong Luật sư cho tôi biết với trường hợp của tôi thì chồng tôi nói vậy có đúng hay không? Trách nhiệm trả nợ chung của vợ, chồng trong hôn nhân theo quy định là như thế nào? Trường hợp nào thì mới xác định là nợ riêng của vợ hoặc chồng? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tư vấn đến cho Luật sư X. Để giúp bạn đọc phân biệt và hiểu rõ hơn về quy định xác định nợ của vợ,chồng trong hôn nhân, cũng như trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng sau đây xin mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết “ trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng“.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân gia đình 2014
Nợ chung là gì? Nợ chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân là như thế nào?
Nợ chung là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch hằng ngày do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Là nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái.
Cách xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kì hôn nhân
Về cách xác định nợ chung trong thời kỳ hôn nhân, theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ta có thể hiểu như sau:
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác.
Về cách xác định nợ riêng, dựa vào căn cứ nêu trên, có thể xác định như sau:
- Khoản nợ phát sinh trước thời kỳ hôn nhân;
- Khoản nợ phát sinh từ trường hợp chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng hoặc từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Khoản nợ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Và căn cứ tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
- 1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- 2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
- 3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- 4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
Ngoài quy định về việc xác định khoản nợ chung, riêng của vợ chồng tại điều 37 thì bên cạnh đó, điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ chồng như sau:
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân gia đình 2014.
- Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, nếu có thể chứng minh được số tiền được dùng là các khoản nợ chung của vợ chồng, thì cả hai có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện việc chi trả.
Vợ chồng có phải cùng nhau trả nợ chung sau khi ly hôn không?
Tùy mục đích vay nợ trong thời kỳ hôn nhân mà xác định đó có phải nợ chung hay không. Nếu là nợ riêng thì sau khi ly hôn, nợ của người nào thì người đó có trách nhiệm phải trả. Còn về khoản nợ chung, theo quy định tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nghĩa vụ trả nợ sau khi ly hôn của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực.
Như vậy, sau khi ly hôn vợ chồng vẫn có nghĩa vụ phải cùng nhau trả nợ chung, trừ các trường hợp sau đây:
- Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;
- Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau. Lúc này, trong đơn xin ly hôn (đơn phương hoặc thuận tình), một trong hai người có thể yêu cầu Tòa án phân chia cụ thể trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn đọc thêm
- Cách xác định nợ chung và nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn
- Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?
Câu hỏi thường gặp
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật thì có thể tự thỏa thuận.
Thỏa thuận tài sản chung của vợ chồng trước thời kỳ hôn nhân sẽ tiến hành như sau:
– Lập trước khi kết hôn
– Bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
– Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện . Và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trong hôn nhân, nghĩa vụ liên đới của vợ chồng sẽ phát sinh trong một số trường hợp như: khoản vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; vay xác lập theo quan hệ ủy quyền; nghiã vụ chung của vợ chồng;…