Thưa luật sư, em xin hỏi: ngày 25-9-2022, em có gửi chiếc xe thương hiệu Honda ” Vision ” trước một quán trà sữa để vào quán mua nước, lúc ra về thì em phát hiện xe em đã bị kẻ gian lấy mất, và chú bảo vệ thuộc bên giữ xe có lập bảng tường trình hẹn em ngày 27-9-2022 lên gặp mặt trực tiếp để giải quyết vấn đề. Nhưng hôm đó em bắt xe buýt lên thì không gặp ai và cũng không ai bên phía giữ xe hay phía chủ quán trà sữa giải quyết cho em, rồi người ta hẹn e tiếp ngày 5-10-2022. Lúc 9h sáng em tiếp tục lên gặp thì họ đòi cavet xe của em cùng hóa đơn mua xe, em cũng đã mang đầy đủ và gửi họ rồi. Đến ngày 10-10-2022 họ nhắn tin nói bồi thường xe em với giá 7 triệu đồng. Nhưng xe em mua vào tháng 5 năm 2022,em chạy xe được hơn 2000 cây số. Cho em hỏi là giá bồi thường như vậy có đúng trách nhiệm khi làm mất xe của khách không ạ ? Em xin cảm ơn.
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Trách nhiệm khi làm mất xe của khách” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Mức bồi thường thiệt hại cho khách như thế nào?
Mức bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận được thì bồi thường bằng giá trị thực tế của tài sản bị thiệt hại. Vậy bạn có thể tham khảo áp dụng một trong các cách sau đây để xác định giá trị tài sản của mình:
1. Thẩm định giá
Việc thẩm định giá có thể được được thẩm định bởi tổ chức thẩm định giá hoặc bạn có thể tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ với chiếc xe tương đương với chiếc xe của bạn để tính được giá trị của chiếc xe.
2. Áp dụng tương tự cách tính giá trị xe theo cách tính lệ phí trước bạ
Nghị định 140/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ quy định cụ thể về giá tính lệ phí trước bạ đối với xe đã qua sử dụng như sau:
– Thời gian đã sử dụng trong 1 năm: 90%;
– Thời gian đã sử dụng trên 1 đến 3 năm: 70%;
– Thời gian đã sử dụng trên 3 đến 6 năm: 50%
– Thời gian đã sử dụng trên 6 đến 10 năm: 30%;
– Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%.
3. Áp dụng tương tự phương pháp đường thẳng khi trích khấu hao tài sản cố định là xe máy trong doanh nghiệp
Khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính là từ 6 đến 10 năm. Vậy giả sử tính thời gian trích khấu hao với xe của bạn trung bình là 8 năm, thì hiện giá trị còn lại của xe là khoảng 45 triệu đồng.
Trách nhiệm bồi thường khi làm mất xe khách
Trường hợp 1: Trách nhiệm khi làm mất xe của khách thuộc về chủ cửa hàng:
Đối với cửa hàng trực tiếp thuê nhân viên bảo vệ trông, giữ xe hoặc đối với cửa hàng thuê bên bảo vệ trông giữ xe thì theo quy định pháp luật, giữa các cửa hàng và khách hàng đã tồn tại giao dịch (hợp đồng) gửi giữ, trông xe (tài sản). Bởi
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: Hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo hợp đồng thì bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi có trách nhiệm phải trả tiền công cho bên giữ, ngoại trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Như vậy, trường hợp cửa hàng có vé gửi xe hoặc nhân viên bảo vệ, chủ cửa hàng gửi, trông xe cho khách hàng thì đây hoàn toàn có thể coi là khách hàng và cửa hàng đã tiến hành giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể (gửi, trông, giữ xe); Vé xe gửi xe lúc này là bằng chứng quan trọng để khách hàng có thể yêu cầu cửa hàng bồi thường khi bị mất trộm xe xảy ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng pháp luật không quy định bắt buộc các cửa hàng phải có nghĩa vụ trông giữ xe của khách hàng, nhưng việc trông giữ xe cho khách hàng của cửa hàng nhằm thể hiện sự thể hiện thiện chí, quan tâm chăm sóc khách hàng chu đáo để giữ chân khách hàng.
Khi xảy ra việc bị mất xe trong những trường hợp này thì trách nhiệm thuộc về cửa hàng. Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:
- Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
- Bên giữ tài sản chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, tuy nhiên bên giữ tài sản phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
- Có nghĩa vụ phải thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn. Đối với trường hợp hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
- Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên giữ tài sản – khách hàng có các quyền sau đây:
- Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, đối với trường hợp hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, tuy nhiên bên gửi tài sản phải tiến hành phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Bên gửi tài sản hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, trong trường hợp quán có bố trí nhân viên trông giữ mà nếu xảy ra việc bị mất xe thì khách hàng có thể yêu cầu cửa hàng bồi thường thiệt hại bằng với giá trị chiếc xe tại thời điểm mất xe.
Trường hợp chủ quán không chấp nhận bồi thường thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, cần lưu ý khi phát hiện ra việc mất xe, khách hàng phải ngay lập tức báo cho phía cửa hàng biết sự việc và yêu cầu cửa hàng trích xuất camera, lập biên bản sự việc và tiến hành yêu cầu cửa hàng trình báo cơ quan công an xã/phường/thị trấn giải quyết.
Trường hợp 2: Trách nhiệm khi làm mất xe của khách thuộc về khách hàng
Hiện nay có một số trường hợp đặc biệt, do những điều kiện khách quan hoặc chủ quan nhất định mà chủ cửa hàng không thể trông giữ xe cho khách hàng. Tại cửa hàng sẽ không bố trí nhân viên trông, giữ xe cho các khách hàng đến với cửa hàng.
Thông thường tại các cửa hàng không có bảo vệ trông giữ xe thì phải tiến hành treo bảng thông báo “Khách hàng tự bảo quản đồ đạc, phương tiện”; “Cửa hàng không có bảo vệ để trông xe, Quý khách hàng vui lòng tự bảo quản đồ đạc, phương tiện… Nếu mất, cửa hàng không chịu trách nhiệm”,… Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Lúc này, nghĩa vụ trông giữ và bảo quản xe thuộc về khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại cửa hàng bởi không xuất hiện việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể (gửi, trông, giữ xe) do đó nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không đặt ra trong trường hợp này.
Do đó, đối với những trường hợp mất xe xảy ra khi quán đã treo biển thông báo khách hàng tự bảo quản thì khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và cửa hàng sẽ không có nghĩa vụ phải đền bù cho khách hàng.
Hiện nay, thực tế tại một số Bản án thì chủ quán không có nghĩa vụ đền bù cho khách hàng khi bị mất xe cả tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đều đồng quan điểm khi tuyên bản án quyết định cửa hàng không có nghĩa vụ phải bồi thường cho khách hàng khi xảy ra việc mất xe mà cửa hàng đã thông báo việc khách hàng tự bảo quản phương tiện bằng biển báo.
Mất xe tại quán ăn, nhà hàng ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Việc mất xe khi đến cửa hàng ăn uống là một việc không ai mong muốn. Tuy nhiên, để xét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì có thể xét hai trường hợp sau đây:
Khi cửa hàng không có nhân viên giữ xe
Nếu cửa hàng không có điều kiện tổ chức nhân viên trông xe cho khách, không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn khách đậu xe, hoặc khách hàng không được thông báo về việc bảo quản, giữ xe tại thời điểm đó. Nếu khách hàng ăn uống trong cửa hàng thì giữa khách hàng và cửa hàng không có thỏa thuận nào về việc bảo quản tài sản.
Đặc biệt, có một số cửa hàng còn dán thông báo “khách hàng tự bảo quản đồ đạc, mũ bảo hiểm, phương tiện… Nếu mất, cửa hàng không chịu trách nhiệm”.
Do đó, trong trường hợp này, nếu khách bị mất xe thì chủ cửa hàng sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bởi theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự, nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong trường hợp này, do không hình thành thỏa thuận gửi giữ giữa chủ cửa hàng và khách hàng nên cửa hàng không có nghĩa vụ phải trông xe cho khách. Do đó, nếu mất xe thì chủ cửa hàng cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Khi cửa hàng có vé xe, có người trông giữ xe cho khách hàng
Khi xảy ra việc mất xe mà giữa khách hàng và cửa hàng có thỏa thuận gửi giữ (có vé xe hoặc có bảo vệ trông xe, có nhân viên trông xe, dắt xe hoặc không yêu cầu khách hàng phải tự bảo quản xe…) thì bên phía cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Nếu hai bên có thỏa thuận gửi giữ tài sản thì căn cứ khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản – khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời, bên phía cửa hàng – người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Mời bạn xem thêm
- Mất xe tại quán cafe ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
- Sinh viên thuê trọ bị mất xe, chủ trọ có phải bồi thường không?
- Lấy trộm xe máy là vi phạm gì theo pháp luật QĐ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trách nhiệm khi làm mất xe của khách”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hình thức giao dịch dân sự là: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.”
Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản:
“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”
Căn cứ quy định trên thì giữa nhân viên bảo vệ và bạn đã phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản bằng lời nói. Việc giao thẻ (vé) gửi xe là bằng chứng chứng minh cho quan hệ này. Còn trong trường hợp không giao thẻ xe thì cũng đã phát sinh hợp đồng gửi giữ giữa các bên (hợp đồng bằng lời nói).
Tại Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 có quy định nghĩa vụ của người giữ tài sản là “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”
Nhưng nếu gặp phải trường hợp này, thì bạn sẽ nhận được bồi thường từ nhân viên bảo vệ hoặc người trông giữ tài sản.
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Tại Điều 556 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của bên gửi tài sản như sau:
1/ Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
2/ Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Theo Điều 557 Bộ luật dân sự 2015 nghĩa vụ của bên giữ tài sản được quy định:
1/ Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2/ Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3/ Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.