Pháp luật hình sự sẽ nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia, được quy định về những tội phạm, có hành vi phạm tội và cũng được chế tài theo mức hình phạt đối với từng loại tội phạm. Trách nhiệm hình sự được xem là một trong những vấn đề lí luận khá là phức tạp. Ở thời điểm hiện nay giữa những nhà luật học vẫn còn tồn đọng nhiều quan điểm khác nhau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Định nghĩa trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm. Là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.
Đặc điểm của trách nhiệm hình sự của người phạm tội
Từ khái niệm trách nhiệm hình sự, có thể rút ra một số đặc điểm của trách nhiệm hình sự như sau:
– Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí cùa việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện.
– Trách nhiệm hình sự (TNHS) chỉ có thể được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện.
– Trách nhiệm hình sự được biểu hiện cụ thể ở việc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt – biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế ở họ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
– Trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm đổi với Nhà nước chứ không phải đối với người, hay tổ chức mà quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại.
– Trách nhiệm hình sự phải được phản ánh trong bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án.
Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi nào?
Theo quan niệm truyền thống cũng như quy định trước đây của Bộ luật Hình sự Việt Nam, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân người phạm tội. Tuy nhiên, để phù hợp với xu hướng chung của thế giới cũng như tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Theo đó, trách nhiệm hình sự không còn là ttách nhiệm của riêng cá nhân mà bao gồm trách nhiệm hình sự của cá nhân và trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Hai loại trách nhiệm hình sự này tuy khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết vì đều xuất phát từ tội phạm cụ thể đã được cá nhân thực hiện. Do vậy, nghiên cứu trách nhiệm hình sự là nghiên cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân người phạm tội và trên cơ sở đó nghiên cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Miễn trách nhiệm hình sự là không phạm tội đúng không?
Theo các quy định nêu trên thì miễn trách nhiệm hình sự là việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội nếu hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Miễn TNHS được áp dụng đối với trường hợp, trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã:
– Tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm
– Cố gắng hạn chế hậu quả của tội phạm đến mức thấp nhất
Như vậy, người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng được miễn truy cứu TNHS trong những trường hợp nhất định, được pháp luật cho phép chứ không phải người không phạm tội.
Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án áp dụng, tùy theo từng giai đoạn của vụ án.
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có được miễn trách nhiệm hình sự
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì:
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi người đó thực hiện có đủ yếu tố để cấu thành một tội phạm khác thì người này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đó.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quấy rối trên xe buýt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi tiền thu trên chiếu bạc là bao nhiêu?
- Người bị tâm thần có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề tư vấn luật hình sự chúng tôi cung cấp dịch vụ … Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi nào” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
Theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay, độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sử là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Củ thể quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật). Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử). Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử). Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác). Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội như sau:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ:
– Người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình.
– Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
– Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm có hiệu quả, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Bên cạnh đó, người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Căn cứ quy định nêu trên, vì tỉ lệ thương tật không đáng kể, người bị hại và người phạm tội tự nguyện hòa giải và có đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì em trai bạn có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, để được miễn trách nhiệm hình sự, người phạm tội phải có các điều kiện:
– Tội phạm thực hiện phải là tội phạm ít nghiêm trọng
– Hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý
– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
Trái lại, trong trường hợp người phạm tội là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nếu gia đình người bị hại có làm đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự thì người phạm tội vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng:
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.