Trong cuộc sống, nhiều lúc có thể sẽ có người thân hay bạn bè mượn xe của mình. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ gây nên tai nạn giao thông và lúc đó không biết bản thân có phải chịu trách nhiệm gì không? Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn” qua bài viết sau đây nhé!
Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn
Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.
Trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ xe khi cho mượn xe gây tai nạn được hiểu là sự ràng buộc đối với hành vi cho người khác mượn xe gây ra ra tai nạn.
Chủ sở hữu xe, phương tiện khi cho người khác mượn phương tiện của mình rồi gây tai nạn giao thông có thể phải chịu các trách nhiệm sau đây:
– Trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 264 Bộ luật Hình sự 2015
– Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại
Quy định pháp luật về xe không chính chủ
Khái niệm “xe không chính chủ” có thể hiểu nôm na là sử dụng xe không phải mình đứng tên sở hữu bằng cách mượn xe của người khác, có thể là xe của cha, mẹ, người thân, bạn bè,….
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó thì việc cho người khác mượn xe là một giao dịch dân sự.
Cho người khác mượn xe có thể được thực hiện thông qua văn bản ủy quyền hoặc cũng có thể là thỏa thuận miệng với nhau.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30, lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Không phải mọi trường hợp lái xe không phải mình đứng tên chủ sở hữu đều bị phạt. Tại khoản 10 điều 80 Nghị định 100/2019 nêu việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế chỉ được thực hiện thông qua 2 trường hợp:
(i) Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
(ii) Qua công tác đăng ký xe.
Như vậy cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sử dụng xe máy không chính chủ thông qua việc xử lý các lỗi vi phạm khác trên đường. Đối với trường hợp mượn xe của người khác để di chuyển, chủ xe có thể sẽ bị xử phạt nếu cho người khác mượn xe gây ra tai nạn giao thông.
Trách nhiệm của người cho người khác mượn xe
Pháp luật về dân sự, hình sự và Luật giao thông đường bộ đều có quy định liên quan đến trách nhiệm của chủ xe khi cho người khác mượn xe.
Trước hết, cần xác định phương tiện giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ căn cứ theo Điều 601 Bộ Luật Dân sự 2015. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
Trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần đảm bảo người mượn xe đủ điều kiện lái xe theo quy định pháp luật. Nếu cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe mượn xe mà gây tai nạn thì chủ xe phải chịu trách nhiệm.
Cho người khác mượn xe gây tai nạn chết người có bị đi tù không?
Phạt tù có thời hạn là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội khi người đó có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Trong trường hợp gây tai nạn chết người, đây rõ ràng là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS 2015. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả chết người vì vi phạm quy định giao thông thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Nếu người mượn xe gây tai nạn giao thông đảm bảo đủ điều kiện lái xe (Điều 58), đảm bảo độ tuổi, sức khỏe (quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008) và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì người chủ sở hữu phương tiện hợp pháp cho mượn xe không phải chịu xử phạt vi phạm.
Ngược lại nếu cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe mượn xe mà gây tai nạn chết người thì chủ xe phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội giao cho người chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo đó chủ xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc nếu hậu quả là làm chết từ 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Tuy nhiên, khi cho người khác mượn xe mà gây tai nạn chết người, việc xác định chủ xe có bị đi tù hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:
(i) Người mượn xe đủ điều kiện về giấy phép, độ tuổi, sức khỏe,… để lái xe, nhưng khi mượn xe lại trong trạng thái tinh thành kích động mạnh hoặc đang say xỉn,… dẫn đến hạn chế năng lực hành vi thì người chủ xe cũng vẫn phải có trách nhiệm trong trường hợp này;
(ii) Có các hành vi cấu thành tội khác hay không: giả sử khi cho người khác mượn xe để thực hiện hành vi cướp tài sản, chủ xe có phải chịu trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người chủ xe ngay tại thời điểm cho mượn.
Nếu chủ xe biết trước và vẫn cho người khác mượn xe để thực hiện hành vi cướp tài sản thì người chủ xe và người mượn xe có thể cùng bị truy tố về tội “cướp tài sản” theo quy định của BLHS.
Nếu chủ xe hoàn toàn không biết trước được người mượn xe sẽ thực hiện hành vi cướp tài sản thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, người chủ xe là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự về tội cướp tài sản, được quy định tại Điều 54 Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội, cũng như có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, xe ô tô,…) cần cân nhắc kỹ về độ tuổi, giấy phép lái xe, tình trạng sức khỏe,… (điều kiện tham gia giao thông) của người sẽ được giao xe, phương tiện giao thông.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin đổi giấy phép lái xe quốc tế
- Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
- Mua bằng lái xe có bị phạt không?
- Xin cấp lại bằng lái xe máy online
- Mã QR trên bằng lái xe có làm giả được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trách nhiệm của chủ xe khi lái xe gây tai nạn”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, làm trích lục khai tử bản sao, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tùy từng mức độ hậu quả mà chủ sở hữu xe có thể phải chịu các hình phạt tương ứng từ phạt tiền đến phạt tù với mức cao nhất là 07 năm tù giam.
Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp lái xe gây tai nạn giao thông làm chết người nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
– Thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015). Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự là việc một người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải chịu các hình phạt quy định trong BLHS nhưng vẫn tính là án tích) đối với tội phạm mà mình thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 29.
– Thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
Loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại chương IV Bộ luật Hình sự 2015.
Loại trừ trách nhiệm hình sự là việc một người không phải chịu trách nhiệm hình sự, hành vi của họ không bị xem là tội phạm và không bị xem là có án tích.
– Chưa đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu xe gây tai nạn là xe đi mượn, đi thuê mà người điều khiển có đủ điều kiện tham gia giao thông, chủ xe vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cùng với người điều khiển xe trong trường hợp chủ xe và người lái xe có thỏa thuận trước về việc cả hai cùng bồi thường nếu tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 03 ngày 8/7/2016, người nào thuê xe của người khác gây tai nạn, người thuê xe phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.