Ân oán cá nhân hay trong bất kỳ cuộc mâu thuẫn nào, thay vì tìm cách giải hòa thì nhiều người lại chọn dùng vũ lực. Tuy nhiên, tính mạng con người rất quan trọng và được pháp luật bảo hộ nên nếu gây chết người sẽ bị xử nghiêm theo quy định hiện hành. Vậy liệu trường hợp Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định:
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà tội phạm được phân thành 04 loại: trong đó tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trường hợp tội giết người được quy định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thuê giết người bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Phạm tội giết người có đơn bãi nại có phải chịu trách nhiệm hình sự không
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
Những trường hợp không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội;
- Người không tố giác là người bào chữa;
- Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước, biết trước;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần; hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Người vì phòng vệ chính đáng;
- Người trong tình thế cấp thiết;
- Người thực hiện hành vi để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội;
- Người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới;
- Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy; hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ được truy cứu trong thời hạn luật định tính từ ngày tội phạm được thực hiện (và kết thúc). Đó là thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hạn này dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam quy định thời hạn là 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau thời hạn trên, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu:
- Người phạm tội không phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 1 năm tù trở lên;
- Người phạm tội không cố tình trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như không bị truy nã.
Nếu không thỏa mãn các điều kiện kể trên thì thời hiệu sẽ được tính lại từ ngày phạm tội mới hoặc từ ngày ra tự thú hoặc từ ngày bị bắt giữ.
Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật. Không một ai có quyền tước đoạt tính mạng của người khác ngoài những trường hợp pháp luật quy định. Nhằm giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy bạn không được phép giết người khác kể cả trường hợp người đó nhờ bạn.
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Là trường hợp người phòng vệ đáp ứng ba điều kiện đầu tiên của phòng vệ nhưng điều kiện thứ tư thể hiện ở việc gây thiệt hại chết người rõ ràng là quá đáng. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Để đánh giá mức độ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Phải căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các bên, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi tội phạm xảy ra. Tội giết người đòi hỏi phải có thiệt hại chết người xảy ra thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Tương tự với trường hợp trả thù dẫn tới chết người.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Trả thù dẫn tới chết người có phạm tội không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 125, người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài tội giết người quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự còn có một số quy định với các tội khác cùng có hành vi giết người nhưng không có mức phạt tử hình, cụ thể như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ; Tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, khi phạm tội giết từ 02 người trở lên sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; Nhẹ hơn thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.