Bảo hiểm xã hội có vai trò rất quan trọng đối với người lao động, việc đóng bảo hiểm xã hội hầu như sẽ do người sử dụng lao động thay mặt đóng của người lao động. Tuy nhiên cũng không ít các trường hợp người sử dụng lao động đóng thiếu, hay chậm tiền bảo hiểm đẫn đến người lao động bị ảnh hưởng, khó nhận được các quyền ,ợi mà bảo hiểm mang lại một cách kịp thời. Vậy cách tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Người lao động có thể dễ dàng tra cứu trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, đây là một trong những cách kiểm tra được người lao động chọn lựa phổ biến do dễ dàng, lại là cổng thông tin uy tín. Tuy nhiên phải lưu ý để tra cứu bảo hiểm xã hội trên dịch vụ trực tuyến, người lao động phải có mã số BHXH và số điện thoại đã đăng ký thông tin với cơ quan BHXH để nhận mã OTP thực hiện xác minh.
Sau khi có mã số BHXH, người lao động có thể tra cứu quá trình đóng BHXH như sau:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại đây.
Bước 2: Thực hiện điền thông tin theo yêu cầu, nhập đầy đủ thông tin vào ô bắt buộc (có dấu *). Dưới đây là hướng dẫn nhập thông tin:
- Tỉnh/TP: Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH.
- Cơ quan BHXH: Cơ quan BHXH quản lý.
- Từ tháng – đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
- Số CMND/Thẻ căn cước.
- Họ tên người cần tra cứu.
- Mã số BHXH.
- SĐT nhận OTP: Số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH.
Bước 3: Khi nhập xong thông tin, nhấn xác nhận mã captcha và nhấn lấy mã OTP bên cạnh. Mã OTP có hiệu lực 04 phút, người tra cứu điền mã và nhấn Tra cứu.
Nếu tra cứu thành công, kết quả trả về là mức đóng BHXH và thời gian đóng BHXH theo mức lương.
Trường hợp không hiện ra kết quả, có thể do dữ liệu người tham giam BHXH đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc thông tin cá nhân của người cần tra cứu chưa chính xác. Lúc này cần kiểm tra lại các mục thông tin đã nhập.
Tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID
Ngoài có thể tra cứu trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam ra thì người lao động có nhu cầu tra cứu thông tin về đóng bảo hiểm có thể sử dụng ứng dụng VssID mà BHXH Việt Nam mới ra mắt nhằm hỗ trợ người lao động dễ dàng theo dõi quá trình tham gia, lịch sử đóng tiền hay các chế độ được hưởng,… Cách tra cứu ứng dụng này như sau:
Để tra cứu quá trình tham gia BHXH trên ứng dụng VssID, người tra cứu thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.
Bước 1: Tải ứng dụng VssID trong kho ứng dụng cho cả Android và iOS
Sau khi tải xong, mở ứng dụng và đồng ý các điều khoản sử dụng. Nhấn đăng nhập nếu đã có tài khoản. Trường hợp chưa có thì Đăng ký ngay ở phía dưới màn hình.
Bước 2: Nhập thông tin hoàn thành đăng ký tài khoản
Tại giao diện đăng ký, người tra cứu chọn Cá nhân rồi kê khai tất cả các thông tin được yêu cầu trong giao diện, bao gồm chụp ảnh giấy tờ mặt trước và mặt sau.
Nhập số điện thoại cá nhân, địa chỉ email, chọn cơ quan tiếp nhận BHXH rồi chọn hình thức nộp hồ sơ. Sau đó, nhấn Ghi nhận để hoàn thành xong quá trình đăng ký tài khoản VssID.
Bước 3: Tra cứu đóng BHXH
Sau khi đăng ký tài khoản thành công, người lao động đăng nhập thông tin. Trong giao diện ứng dụng có các mục như Tra cứu mã số BHXH, Tra cứu đơn vị tham gia BHXH… Theo đó, người tra cứu có thể tự tiến hành tra cứu quá trình đóng BHXH theo hướng dẫn.
Làm sao khi không nhận được OTP?
Như đã trình bày thì ở các cách tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội trực tuyến cần có mã OTP về số điện thoại đăng ký để xác minh thông tin người dùng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp người có nhu cầu tra cứu không nhận được mã OTP dù đã ấn vào hỗ trợ gửi lại mã. Điều này gây khó khăn trong quá trình tra cứu thông tin.
Thông thường để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, người tham gia phải tra cứu trực tuyến được trên Cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Và muốn tra cứu, trước đó người lao động cần đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua công ty/đơn vị hoặc trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký, để nhận mã OTP sau đó mới tiến hành tra cứu được.
Nhưng thực tế, có rất nhiều người lao động đã cao tuổi hoặc không am hiểu về công nghệ thông tin hay ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo,… bị hạn chế về mạng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tra cứu trực tuyến, thậm chí không biết tra cứu được.
Để khắc phục vấn đề này và tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ người lao động nào cũng có thể tra cứu được thông tin đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai hình thức tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội qua tin nhắn mà không cần dùng mã OTP.
Bước 1: Tra cứu mã số sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia
Căn cứ khoản 2.13 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2020, mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
Để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội, trước tiên người tham gia đóng bảo hiểm xã hội phải có thông tin về số sổ bảo hiểm xã hội của mình. Do đó, bước đầu tiên là tra cứu mã số sổ bảo hiểm xã hội.
Việc tra cứu mã số sổ bảo hiểm xã hội rất dễ dàng, Quý vị có thể truy cập vào website: https://www.baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
- Chọn mục ” TRA CỨU TRỰC TUYẾN”
- Chọn mục “TRA CỨU MÃ SỐ SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI”
- Nhập các thông tin trên màn hình: Tỉnh/ TP; Quận/ Huyện; Phường/ Xã; Thôn/xóm; CMND; Họ tên; Ngày sinh
- Nhập đầy đủ thông tin xong tích vào “Tôi không phải là người máy” và nhấn “Tra cứu” để tra cứu thông tin về số sổ bảo hiểm
- Sau đó màn hình sẽ hiện lên thông tin về mã số sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia và Quý vị nếu không nhớ hãy ghi lại để tiện cho quá trình tra cứu quá trình đóng bảo hiểm sau này (bởi vì theo quy định mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội chỉ có một sổ bảo hiểm duy nhất).
Ngoài cách trên, người tham gia bảo hiểm xã hội có thể sử dụng thêm 2 cách để xác định mã số sổ bảo hiểm xã hội như sau: - Cách 1: xem trên bìa sổ bảo hiểm xã hội: hiện nay, sổ bảo hiểm xã hội sẽ do người lao động tự giữ và bảo quản. Vì vậy, người lao động nào có giữ sổ bảo hiểm có thể tự xem mã số BHXH trên bìa sổ BHXH. Trường hợp người sử dụng lao động chưa giao sổ cho người lao động thì có thể áp dụng cách dưới đây.
- Cách 2: Xem trên thẻ BHYT: Theo quy định của Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH, 10 ký tự cuối của mã thẻ BHYT là số định danh cá nhân của người tham gia BHXH, BHYT. Như vậy, người tra cứu có thể xem được mã số BHXH bằng cách xem 10 ký tự cuối của mã thẻ bảo hiểm y tế của người cần xem.
Như vậy, có tổng cộng 3 cách để tra cứu mã số sổ BHXHm người lao động có thể linh hoạt trong việc tìm kiếm khi được yêu cầu.
Bước 2: Tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội thông qua tin nhắn SMS
Cụ thể cú pháp tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
1/ Tra cứu tổng thời gian đang tham gia bảo hiểm xã hội
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
Ví dụ: BH QT 987654321 gửi 8079
Tin nhắn sẽ gửi về cho Quý vị thông tin về thời giam bảo hiểm xã hội là: Ma so BHXH 987654321, Thoi gian tham gia 10 nam 4 thang; Thoi gian tham gia BHTN 10 nam 4 thang.
2/ Tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo năm
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
Ví dụ: BH QT 987654321 gửi 8079
3/ Tra cứu thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo khoảng thời gian (tháng- năm nào đến tháng- năm nào)
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi 8079
Ví dụ: BH QT 987654321 102011 052020 gửi 8079
Lưu ý:
– Khi tra cứu các tin nhắn được soạn dưới dạng không dấu và kết quả trả về cũng sẽ không có dấu như ví dụ nêu trên;
– Cước phí tin nhắn khi thực hiện tra cứu là 1000 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tra cứu quá trình đóng BHXH trên VssID” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
Hằng tháng;
03 tháng một lần;
06 tháng một lần;
12 tháng một lần;
Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.