Chào Luật sư, hiện nay việc tra cứu quá trình đóng BHXH được thực hiện như thế nào? Trước đây tôi có cài ứng dụng VssID trên điện thoại nhưng tôi bị quên mất mật khẩu. Mấy ngày hôm nay tôi định vào kiểm tra xem công ty có đóng BHXH tháng này cho tôi chưa thì không xem được. Không biết tôi còn có cách nào để tra cứu BHXH được không? Một anh đồng nghiệp có nói với tôi có thể tra cứu bằng CMND được kêu tôi về tự tìm hiểu trình tự thực hiện. Tôi cũng có tìm nhưng không được hướng dẫn các bước tra cứu cụ thể gồm những gì? Hiện nay Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND được không? Mong được luật sư hỗ trợ tư vấn nội dung này giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề “Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND được không?” chúng tôi xin được tư vấn đến bạn như sau:
Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội như thế nào?
Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện nay được nhiều người lao động quan tâm và gửi câu hỏi để được tư vấn. Khi trải qua khoảng thời gian thru việc, nếu xét thấy năng lực nhân viên phù hợp, tính cách phù hợp với văn hóa công ty thì nhân viên đó có thể được giữ lại làm nhân viên chính thức. Khi đó họ được đóng BHXH theo quy định. Quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện nay như sau:
Bảo hiểm xã hội có vai trò rất quan trọng trong chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Theo quy định tại khoản 1 Điều 03 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, định nghĩa về bảo hiểm xã hội như sau:
“1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì các lý do khách quan.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội được chia thành hai loại: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo quy định tại Điều 04 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội có các chế độ sau:
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.”
Có thể thấy, chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện bị giới hạn hơn so với bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài hưu trí và tử tuất, bảo hiểm xã hội bắt buộc còn có các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND được không?
Hiện nay để có thể tra cứu quá trình đóng BHXH thì chúng ta có thể tra cách bằng những cách khác nhau như tra cứu qua tin nhắn, tra cứu qua ứng dụng VssID, tra cứu bằng CMND. Nhưng hiện tại nhiều người có nhu cầu sử dụng cách tra cứu bằng CMND. Chúng tôi xin tư vấn đến bạn các bước để có thể tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND cụ thể có những bước như sau:
Tra cứu mã số bhxh cũng chính là tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân là một trong những cách tra cứu BHXH được nhiều người lựa chọn bởi cách thức thực hiện đơn giản và có mức độ chính xác cao.
Dưới đây là các bước thực hiện tra cứu bhxh bằng cmnd thông qua website BHXH Việt Nam.
Bước 1: Nhập thông tin cá nhân để tra cứu
Người tra cứu thực hiện truy cập website của BHXH Việt Nam – https://baohiemxahoi.gov.vn/ và chọn mục “Tra cứu mã số BHXH” (1). Sau đó bạn nhập các thông tin đầy đủ vào các mục bắt buộc sau:
Tỉnh/Thành phố: nơi mà lao động đăng ký hộ khẩu hoặc nơi thường trú, tạm trú, địa chỉ trong chứng minh thư nhân dân,
Phường/Xã, Quận/Huyện: địa chỉ trong hộ khẩu, chứng minh thư của lao động.
Số Chứng minh thư nhân dân mà lao động dùng để đăng ký tham gia BHXH.
Họ và tên: bạn điền đầy đủ họ tên, có thể lựa chọn phương thức nhập có dấu hoặc không dấu.
Mã số Bảo hiểm xã hội: sử dụng nếu lao động đã có mã số BHXH. Trường hợp không nhớ hoặc chưa có thì để trống.
Ngày sinh: thông tin này tuy không bắt buộc nhưng bạn có thể điền để đảm bảo kết quả tra cứu chính xác cao nhất.
Sau khi điền đầy đủ các ô thông tin (2), bạn bấm vào mục “Tôi không phải là người máy” để xác nhận. Hệ thống sau khi nhận đầy đủ thông tin sẽ kiểm tra để trả kết quả.
Bước 2: Đọc kết quả tra cứu mã số BHXH
Quá trình tra cứu sau khi nhập thông tin có thể xảy ra 2 trường hợp sau:
a) Trường hợp không hiển thị kết quả tra cứu
Nếu hệ thống báo lỗi hoặc không hiển thị kết quả cần tra cứu, trước tiên bạn cần kiểm tra lại các thông tin nhập vào đã đầy đủ và chính xác chưa để sửa lại. Trường hợp khác có thể do hệ thống bên Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang thực hiện nâng cấp, cập nhật. Khi đó, bạn nên liên hệ trực tiếp cán bộ bên BHXH để được giải đáp.
b) Trường hợp tra cứu thành công
Nếu hệ thống hiển thị các thông tin tổng quát BHXH của lao động tức là đã tra cứu thành công. Bạn có thể đọc các thông tin cần thiết như:
- Mã số BHXH của người tham gia.
- Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ.
- Mã số hộ gia đình và trạng thái đồng bộ.
Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CCMND như thế nào?
Như chúng ta đã biết, có thể tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND. Đây là việc chúng ta sử dụng những thông tin trên CMND/CCCD để có thể tiến hành những thủ tục cần thiết để tra cựu xem thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức lương đóng BHXH, những thông tin có liên quan về BHXH. Và cách để sử dụng CMND tra cứu quá trình tham gia BHXH như sau:
Mục tra cứu BHXH bằng CMND này sẽ giúp người tham gia BHXH nắm được các thông tin cụ thể quá trình đóng Bảo hiểm xã hội, cung cấp các thông tin đầy đủ và chi tiết.
Đầu tiên, bạn cần truy cập website của BHXHViệt Nam – baohiemxahoi.gov.vn và click vào mục “Tra cứu quá trình tham gia BHXH” (1).
Bước 1: Nhập thông tin tra cứu BHXH bằng CMND
Đối với các mục thông tin, người tra cứu cần điền đầy đủ như sau:
- Tỉnh/Thành phố: lưu ý điền nơi mà bạn đang đóng bảo hiểm xã hội, không phải nơi đăng ký hộ khẩu hay thường trú, tạm trú.
- Cơ quan BHXH: là cơ quan mà bạn đang đóng Bảo hiểm tại đó.
- Thời gian tra cứu: mục “Từ tháng” và “Đến tháng” là khoảng thời gian hệ thống sẽ thực hiện tra cứu quá trình đóng Bảo hiểm.
- Số chứng minh thư nhân dân của người đóng BHXH.
- Họ và tên: tương tự như mục trên, bạn có thể lựa chọn điền họ tên có dấu hoặc không dấu nhưng phải đầy đủ cả họ, tên đệm và tên chính.
- Mã số BHXH: trường hợp bạn chưa nhớ mã số BHXH thì có thể tra cứu mã số theo hướng dẫn ở mục trên.
- Số điện thoại nhận OTP: Để tra cứu quá trình tham gia BHXH thì bạn phải đăng ký số điện thoại với Cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận mã OTP.
Sau khi điền thông tin và số điện thoại đã đăng ký, bạn bấm vào “Lấy mã OTP” để hệ thống gửi mã về và nhập vào ô OTP. Bạn bấm vào “Tôi không phải là người máy” và thực hiện tra cứu.
Lưu ý: Để đăng ký số điện thoại với cơ quan Bảo hiểm, nhận mã OTP khi tra cứu, bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Đối với doanh nghiệp: Khi thực hiện báo tăng mới lao động, người kê khai cần lập tờ khai TK1-TS, trong đó có ghi đầy đủ thông tin số điện thoại của lao động để gửi lên Cơ quan Bảo hiểm.
Đối với lao động đang tham gia BHXH: đơn vị, doanh nghiệp thực hiện rà soát lại các thông tin và bổ sung thông tin số điện thoại với những người còn thiếu để lập mẫu TK1-TS để gửi Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp số lượng lao động lớn có thể sử dụng mẫu D02-TS và bổ sung số điện thoại ở mục “Ghi chú”.
Đối với lao động đã nghỉ việc: Lao động tự thực hiện kê khai mẫu TK1-TS để gửi trực tiếp Cơ quan Bảo hiểm nơi cư trú.
Bước 2: Đọc kết quả tra cứu quá trình BHXH
Tương tự như trường hợp tra cứu mã số BHXH, có hai trường hợp kết quả trả về:
a) Trường hợp hệ thống không trả về kết quả tra cứu
Bạn cần kiểm tra lại các thông tin nhập vào đã đúng và đầy đủ hay chưa. Mặt khác, số điện thoại của bạn cần đăng ký với Cơ quan BHXH. Ngoài ra, với các lỗi hệ thống khác, bạn nên liên hệ trực tiếp đến Cơ quan BHXH để tra cứu trực tiếp.
b) Trường hợp tra cứu kết quả thành công
Trường hợp hệ thống hiển thị kết quả tra cứu, bạn có thể đọc các thông tin chi tiết liên quan đến các quá trình đóng Bảo hiểm: BHXH, BHTN, BHTNLĐ, bao gồm:
- Thời gian đóng Bảo hiểm: thời gian, các mốc thời điểm đóng Bảo hiểm, tổng thời gian tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ.
- Thông tin đơn vị công tác: nơi mà lao động làm việc và đóng BHXH, địa chỉ, chức vụ công tác.
- Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động từ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?
Hiện nay nếu như người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội đủ khoảng thời gian theo luật quy định thì có thể được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, mức lương hưu này cũng có những điều kiện nhất định, cũng như khác biệt giữa những người lao động với nhau. Hiện nay theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hằng tháng của người lao động từ bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định cụ thể như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
…
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Theo đó, khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 219 Bộ luật lao động 2019, thì mức lương hưu hằng tháng được xác định bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, luật cũng quy định số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Đối với lao động nam: Nghỉ hưu trong năm 2021, số năm tham gia bảo hiểm xã hội là 19 năm. Từ năm 2022 trở đi, người lao động đóng đủ 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
– Đối với lao động nữ: Từ năm 2018, người lao động tham gia đủ 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng CMND được không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ tư vấn pháp lý làm sổ đỏ đất vườn …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai
- Luật thừa kế đất đai khi chồng chết
- Luật thừa kế đất đai của bố mẹ
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thông báo hồ sơ hưởng BHXH một lần đối với trường hợp mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 Luật Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
– Trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hồ sơ, gồm:
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
– Trường hợp mắc những bệnh khác hồ sơ, gồm:
+ Biên bản giám định y khoa phải kết luận rõ các nội dung mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ lúc người lao động bắt đầu đóng đến khi dừng đóng. Trong trường hợp, người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội liên tục, thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định bằng tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Dự thảo đề xuất đối tượng nhận trợ cấp thai sản là người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc các đối tượng sau:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu,
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;