Nước tăng lực bò húc đóng vai trò như một nhãn hiệu đầy quyền lực giúp người dùng trở nên phấn chấn, tập trung hơn trong những lúc căng thẳng và mệt mỏi. Ra đời vào năm 1987 cho đến nay, những thông tin thú vị và sự thật về ” Bò húc” không phải ai cũng biết. Hãy cùng Luật Sư X tra cứu nhãn hiệu ” Bò húc “(RedBull) và ” Hổ vằn” để xem hai nhãn hiệu này có đang nhái nhau không.
Tra cứu nhãn hiệu “Bò húc”(RedBull)
Lịch sử nhãn hiệu Bò húc(RedBull)
Red Bull (dịch ra tiếng Việt: bò đỏ, nhưng thường được gọi là bò húc theo hình trên lon nước) là loại nước uống tăng lực sở hữu bởi công ty Red Bull GmbH của Áo. Nước uống này được doanh nhân người Áo Dietrich Mateschitz phát minh ra vào năm 1987 và thị phần của Red Bull chiếm phần lớn trong thị trường đồ uống tăng lực trên thế giới, với khoảng 3 tỷ lon được bán mỗi năm.
Dietrich Mateschitz đã sáng chế ra Red Bull từ cảm hứng loại đồ uống tăng lực Krating Daeng mà ông đã phát hiện ra trước đó tại Thái Lan. Dựa vào nó, ông thay đổi thành phần cho hợp hương vị đối với người phương Tây,và thành lập công ty Red Bull GmbH tại Áo với đối tác là công ty Chaleo Yoovidhya.
Chaleo Yoovidhya phát minh ra đồ uống tăng lực Krating Daeng tại Thái Lan; trong tiếng Thái daeng nghĩa là đỏ, và krating nghĩa là trâu, bò tót. Krating Daeng được bán ở Thái Lan và một số nước ở châu Á với lon có vỏ màu vàng với tên Krating Daeng hay Red Bull Classic.Hai sản phẩm này được sản xuất độc lập với nhau bởi những công ty riêng biệt.
Red Bull là nhãn hiệu đầu tiên được đưa vào bộ nhớ của người tiêu dùng với tên gọi “nước tăng lực”. Đây là một loại nước uống có ga nhẹ, có pha thêm một ít cafein với dược thảo, vitamin nhóm B và các axit amin.
Tra cứu nhãn hiệu “RedBull”
Khi Luật sư X thử tra cứu nhãn hiệu “RedBull” thì thấy rằng đây là thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản khi có phần chữ “RedBull”; “Bò Húc”; và phần hình là 2 con bò húc nhau ở trước vòng tròn.
Thông tin mẫu nhãn hiệu “RedBull”
Sau khi mà luật sư X tra cứu nhãn hiệu “RedBull” thì thấy rằng mẫu nhãn hiệu này gồm 3 thương hiệu có thiết kế Logo khá đơn giản và giống hệt nhau. Chúng đều được nộp bởi chủ đơn là T.C. Pharmaceutical Industries Co.,Ltd.
3 loại mẫu nhãn hiệu này là loại mẫu nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng “RedBull”, “Bò Húc”.
Mẫu của 3 nhãn hiệu này có tổng là hai màu chủ đạo chính: Trắng và Đen.
Phần chữ
Đều có tên nhãn là RedBull.
Phần hình
Đều có phần hình được ký hiệu bằng mã 03.04.01: Bò Đực; 03.04.04: Bò rừng, trâu; 03.04.23: Động vật thuộc bộ IV trong lúc tấn công.
Tra cứu nhãn hiệu “RedBull” về nhóm dịch vụ đăng ký
Nhóm dịch vụ của nhãn hiệu này gồm 3 thương hiệu “RedBull” đăng ký bao gồm những nhóm sau:
Đối với số đơn 4-2005-13821 thì đăng ký nhóm 30 về Cà phê; chè; ca cao; đường cụ thể đường bánh kẹo; gạo; bột sắn; bột cọ sagu; cà phê nhân tạo (chất thay thế cà phê); bột mì dùng làm thực phẩm; các sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; bánh mỳ; bột nhão; mứt kẹo; kem lạnh; mật ong; men dạng viên không dùng cho mục đích y tế, muối nấu ăn; muối dùng để bảo quản thực phẩm; mù tạt; giấm; nước chấm (đồ gia vị); đồ gia vị; đồ uống được chế biến trên cơ sở cà phê, ca cao, sô cô la.
Đối với số đơn 4-2005-13824 thì đăng ký nhóm 33 về Đồ uống có cồn (trừ bia).
Đối với số đơn 4-2005-13825 thì đăng ký nhóm 35 về Quảng cáo; quản lý kinh doanh cụ thể: dịch vụ kế toán; hỗ trợ việc điều hành (quản lý) các công việc; thông tin về thương mại; tư vấn điều hành kinh doanh; nghiên cứu kinh doanh; tư vấn tổ chức kinh doanh; tổ chức triển lãm với mục đích thương mại hoặc quảng cáo; nghiên cứu thị trường; quản lý giao dịch
Luật sư X thấy rằng sau khi tra cứu nhãn hiệu “RedBull” thì việc đăng ký nhóm dịch vụ tại đây là khá đầy đủ.
Tình trạng pháp lý
Hiện nay, nhãn hiệu “RedBull” đã được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:
(03/11/2011) 166 : Phản đối cấp
(09/11/2012) 186 : Yêu cầu gia hạn trả lời công văn
(10/12/2012) 192 : Trả lời thông báo cho Sửa đơn-Chuyển đổi-Phản đối
(07/01/2013) 190 : Nộp các tài liệu khác
(28/12/2015) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
(26/01/2016) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố
(24/01/2011) 225 : Dự định TC đơn
(23/02/2011) 120 : Trả lời thông báo sửa đổi bổ sung đơn (HT)
(09/05/2011) 225 : Dự định TC đơn
(07/06/2011) 120 : Trả lời thông báo sửa đổi bổ sung đơn (HT)
(30/06/2011) 221 : QĐ chấp nhận đơn
Tuy nhiên, theo Luật sư X đánh giá rằng, ” RellBull” là một thương hiệu mua sắm rất nổi tiếng; nên việc nộp nhãn hiệu muộn là rất chủ quan. Bởi vì đã có rất nhiều thương hiệu mua sắm nổi tiếng ở Hà Nội đã vướng phải những tranh chấp không đáng có; do việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quá muộn.
Tra cứu nhãn hiệu ” Hổ vằn”
Tra cứu nhãn hiệu “Hổ vằn”
Khi tiến hành tra cứu, Luật Sư X nhận được kết quả. Nhãn hiệu Hổ vằn được thiết kế khá đơn giản gồm phần chữ: Hổ vằn
Thông tin mẫu nhãn hiệu ” Hổ vằn “
Mẫu nhãn hiệu Hổ văn gồm 1 màu đen.Nhãn hiệu Hổ Vằn được thiết kế khá đơn giản gồm phần chữ: Hổ vằn
Tra cứu nhóm dịch vụ đăng ký
32: Nước uống tăng lực (đồ uống không cồn, không dùng cho mục đích y tế); đồ uống có chứa protein (đồ uống không cồn, không dùng cho mục đích y tế); nước giải khát có ga và không ga; đồ uống dùng trong thể thao (không dùng cho mục đích y tế).
Theo Luật sư X đây là phạm vi bảo hộ đủ đề sử dụng; với thương hiệu khá nổi tiếng này thì nên đăng ký thêm những nhóm ngành khác; để tăng phạm vi bảo hộ hơn, bao gồm:
Nhóm 300196: Thực phẩm ăn nhanh trên cơ sở gạo.
Nhóm 430102: Dịch vụ nhà hàng ăn uống.
Nhóm 430025: Dịch vụ quán ăn tự phục vụ.
Ngoài ra, cũng có thể đăng ký nhãn hiệu “Hổ vằn” tại nước ngoài để có thể gia tăng phạm vi bảo hộ; bởi Viêt Nam là thành viên của cả hai văn kiện quốc tế là Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Do vậy, các cá nhân; pháp nhân; tổ chức của Việt Nam có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo quy định của cả hai văn kiện này.
Như vậy, việc đăng ký thêm nhóm sản phẩm dịch vụ sẽ giúp gia tăng phạm vi được bảo hộ của thương hiệu.
Tình trạng pháp lý
Hiện nay, nhãn hiệu “Hổ vằn” chưa được cấp văn bằng bảo hộ. Khi tra cứu về tình trạng pháp lý có thể thấy:
(12/08/2019) 221 : QĐ chấp nhận đơn
“Hổ vằn” có đang nhái ” Bò húc “
Nhiều người cho rằng Hổ vằn đang nhái Bò húc nhưng theo Luật sư X là không, đây chỉ là sự học hỏi cảm hứng. Có thể thấy rằng tên hai sản phẩm khác nhau ” Hổ vằn” và “RedBull”. Ngoài ra, hai con vậy đại diện cho 2 sản phẩm này là khác nhau: Hổ vằn sử dụng con hổ, Bò húc sử dụng hai con bò. Về màu sắc đều là màu vàng nhưng đây gần như là màu sắc chung cho các sản phẩm tăng lực. Theo quy định của pháp luật thì không có việc một nhãn hàng được độc quyền sử dụng một màu sắc cho nhãn hàng của mình. Do đó, màu sắc không làm khách hàng đến mức nhầm lẫn giữa hai sản phẩm. Nên không thể nói Hổ vằn đang nhái nhãn hiệu Bò húc được.
Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Tra cứu nhãn hiệu “Hà Nội Phố”
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102