Bánh đậu xanh hải dương là đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. Bạn đang quan tâm đến nhãn hiệu này đã được bảo hộ hay chưa? Đã có ai bảo hộ nhãn hiệu này hay chưa? Làm thế nào để tra cứu nhãn hiệu bánh đậu xanh? Mời bạn đọc tham khảo bài tư vấn dưới đây của Luật Sư X nhé!
Ai là chủ sở hữu thương hiệu “bánh đậu xanh” Hải Dương?
Bánh đậu xanh Hải Dương là một đặc sản nổi tiếng. Chỉ cần nhắc đến bánh đậu xanh là ai ai cũng biết quê hương của món bánh thơm ngon này là ở Hải Dương. Vậy có phải bạn cũng đang thắc mắc liệu thương hiệu bánh đậu xanh hải dương đã được ai đăng ký chưa? Và nó thuộc về ai?
Để giải đáp thắc mắc này của nhiều người. Luật Sư X đã tiến hành tra cứu thông tin trên trang thông tin của Cục Sở hữu Trí tuệ. Kết quả cho biết không có một nhãn hiệu nào với tên gọi “bánh đậu anh Hải Dương”. Chỉ có “bánh đậu xanh Hòa An”, “bánh đậu xanh Long phụng”,…
Tại sao lại như vậy? Lý do đó là vì để được cấp văn bằng chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đăng ký cần phải thêm tên riêng của mình vào như”Hòa An”, “Long Phụng”,… cộng với thành phần mang tính chất miêu tả là “bánh đậu xanh”. Chỉ có những đơn đăng ký như vậy mới đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Vậy là nhãn hiệu “bánh đậu xanh Hải Dương” không là của riêng ai. Đây chỉ là cụm từ mang tính chất mô tả thêm vào trong tên nhãn hiệu.
Làm thế nào để thương hiệu “bánh đậu xanh” được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm là bánh đậu xanh, bạn cần:
- Phần hình ảnh nhãn hiệu có sự khác nhau
- Phần nội dung nhãn hiệu phải có tên riêng kèm thêm phần mô tả là bánh đậu xanh
Có như vậy thì đơn của bạn mới đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Cỉ khi bạn thêm tên riêng vào mới tăng được độ nhận diện nhãn hiệu. Như vậy nhãn hiệu mới không có sự giống dễ gây nhầm lẫn với nhau.
Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu “bánh đậu xanh Hòa An”
Chủ văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu Bánh đậu xanh Hòa An là: Nguyễn Đức Hồi.
Địa chỉ của chủ văn bằng tại: 88 Phan Đình Phùng, phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Nhãn hiệu được cấu thành từ:
- Phần chữ: Bánh Đậu Xanh Hòa An 9999
- Phần hình: Thiết kết tổng thể hình tấm giấy hoặc bìa đã được chuẩn bị sẵn để có thể lắp ráp lại thành những đồ đựng nhỏ, bên trong có chữ “bánh đậu xanh Hòa An” kèm theo một hình tròn có họa tiết rồng.
Thông tin nhãn hiệu “bánh đậu xanh Hòa An”
Logo nhãn hiệu được cảo thành bởi:
- 04.03.03: Con rồng
- 11.03.01: Đồ đựng để uống, cúp (kỷ niệm chiến thắng, thành tích)
- 19.03.24: Giấy hoặc bìa đã được chuẩn bị sẵn để có thể lắp ráp lại thành những đồ đựng nhỏ
- 26.01.01: Hình tròn
Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể. Không bảo hộ riêng “BANH ĐÂU XANH”, “GREEN BEAN CAKE IS THE TRADITIONAL PRODUCT OF HAI DUONG – VIET NAM”, “CÔNG TY TNHH”, “9999”.
Thông tin nhóm sản phẩm
Bánh đậu xanh Hòa An đăng ký bảo hộ đối với nhóm sản phẩm là: nhóm 30
Nhóm 30: Bột và các sản phẩm làm từ ngũ cốc; bánh; mứt; kẹo.
Tình trạng pháp lý
Theo kết quả tra cứu, tình hình pháp lý của nhãn hiệu như sau:
(23/07/2009) 225 : Dự định TC đơn
(05/08/2009) 120 : Trả lời thông báo sửa đổi bổ sung đơn (HT)
(28/09/2009) 221 : QĐ chấp nhận đơn
(30/05/2011) 251 : Thông báo cấp văn bằng bảo hộ
(30/06/2011) 151 : Hoá đơn phí/ lệ phí cấp bằng, đăng bạ và công bố
Ngày hết hiệu lực: 22/06/2029
Bạn đọc quan tâm đến hoạt động tra cứu nhãn hiệu. Mời bạn tham khảo thêm bài viết:
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu MỚI NHẤT năm 2021
Tra cứu nhãn hiệu “Sting” và “Steen” có phải bạn cũng đang nhầm?
Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn là gì?
Bạn có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “bánh đậu xanh Hải Dương” cho riêng mình hay không?
Bạn không thể nộp đơn đăng ký xin cấp văn bằng cho nhãn hiểu chỉ với nội dung “bánh đậu xanh” hay ” bánh đậu xanh Hải Dương”.
Vì:
- Nếu chỉ để nội dung như vậy thì sẽ không đủ điều kiện đăng ký. Phần nội dung mới chỉ có phần mô tả sản phẩm chứ chưa có tính riêng biệt.
- Dễ gây nhầm lẫn vì vậy Cục sở hữu trí tuệ sẽ không chấp nhận đơn của bạn.
Câu hỏi thường gặp
Để đơn đăng ký bảo hộ của bạn được chấp nhận và tương lai được cấp văn bằng bảo hộ. Bạn cần tuân thủ đúng các điều kiện cần thiết để 1 nhãn hiệu được bảo hộ.
Bạn cần phải thêm tên riêng kèm với phần mô tả là bánh đậu xanh để đơn được chấp nhận.
Tra cứu thương hiệu – nhãn hiệu là bước đầu tiên; cơ bản cũng là quan trọng nhất để bắt đầu quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ. Tất nhiên tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ không cần phải bàn cãi; có rất nhiều doanh nghiệp đã lơ là và xem nhẹ việc này khiến xảy ra tình trạng mất bản quyền trong quá trình kinh doanh. Về cơ bản; để đăng ký bản quyền thương hiệu cần thông qua ba bước cơ bản như sau:
1. Tra cứu
2. Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ
3. Chờ đợi quá trình thẩm định
Để biết chi tiết cụ thể từng bước, mời bạn đọc tham khảo bài tư vấn chi tiết sau: Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu MỚI NHẤT năm 2021
Có 02 cách để bạn có thể tra cứu nhãn hiệu:
1. Tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Truy cập vào địa chỉ tra cứu: IPPLATFORM
2. Cách tra cứu nhãn hiệu nâng cao. Việc tra cứu nhãn hiệu được thực hiện với sự “trợ giúp” của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của chúng tôi. Rất cảm ơn khi được phục vụ quý khách hàng!
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102