Để hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp thì ngoài việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cần phải tiến hành một số thủ tục khác phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trên thương trường, trong đó có bao gồm hoạt động đăng ký con dấu. Mỗi công ty sẽ được đăng ký một con dấu riêng theo quy định. Để biết mẫu con dấu của công ty mình, nhiều người muốn tiến hành tra cứu mẫu dấu công ty nhưng chưa biết rõ thủ tục tra cứu thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp có phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không? Quy định về con dấu công ty hiện nay như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định về con dấu công ty hiện nay như thế nào?
Anh T vừa qua đã cùng đồng nghiệp của mình góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh buôn bán đồ điện tử. Để hoàn tất các thủ tục liên quan đến quá trình đăng ký kinh doanh, anh T đã đi đăng ký con dấu cho công ty của mình. Tuy nhiên anh T băn khoăn không biết liệu pháp luật quy định về con dấu công ty hiện nay như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:
– Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
– Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.
Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.
Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp.
Đến Luật Doanh nghiệp 2020, quy định bắt buộc về thông tin thể hiện trong nội dung con dấu đã bị bãi bỏ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.
Không những vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 còn trao cho doanh nghiệp quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).
Có thể thấy với các quy định mới này, doanh nghiệp đang dần làm chủ con dấu của chính mình.
Không cần thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng
Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, việc thông báo mẫu dấu là thủ tục bắt buộc hiện nay.
Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.
Thay đổi liên quan đến việc quản lý, lưu trữ và sử dụng con dấu
Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Quy định này đã được Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm căn cứ thực hiện. Theo đó, việc quản lý và lưu giữ con dấu còn được thực hiện theo quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu được quản lý và lưu giữ theo Điều lệ công ty thì tại Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có thể tự ban hành quy chế đối với việc sử dụng con dấu của mình.
Bên cạnh đó, quy định mới còn hạn chế trường hợp sử dụng dấu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 hiện đang cho phép con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Nhưng từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn cách tra cứu mẫu dấu công ty
Trước đây, khi thành lập công ty, ông H có đăng ký con dấu tại tổ chức có thẩm quyền để thuận tiện cho việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, vì đã lâu không sử dụng con dấu nên ông H muốn tra cứu lại mẫu dấu công ty của mình. Khi đó, ông H băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, cách tra cứu mẫu dấu công ty được thực hiện như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Bước 1: Truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link: dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx hoặc bocaodientu.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx
– Bước 2: Sau khi vào trang chính của Cổng thông tin thì chọn vào ô tìm kiếm và nhập thông tin mã số thuế của doanh nghiệp đang muốn tìm và nhấn vào nút tìm kiếm.
– Bước 3: Kết quả hiện ra thông tin của công ty thì sẽ chọn vào đường link tên của doanh nghiệp đang muốn tìm
– Bước 4: Khi trang thông tin về doanh nghiệp đang muốn tìm hiện ra thì tìm mục ‘Mẫu dẫu” và chọn vào mục này sau đấy tải file về
Mẫu dấu sẽ nằm trong file vừa mới tải về.
Doanh nghiệp có phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không?
Trước đây, anh V công tác tại một xưởng gỗ chuyên sản xuất các đồ dùng nội thất. Nay sau khi tích lũy đủ kinh nghiêm, anh V thành lập riêng công ty cho mình chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Trong quá trình đăng ký kinh doanh anh V có đăng ký mẫu con dấu của công ty mình. Tuy nhiên, anh V băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp có phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
– Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
– Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
– Hủy mẫu con dấu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề khắc dấu công ty đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tra cứu mẫu dấu công ty”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Theo đó, pháp luật không hạn chế số lượng con dấu của mỗi công ty. Số lượng con dấu hoàn toàn do công ty quyết định. Vì vậy mà công ty có thể có nhiều con dấu.
Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Đây là các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020.
Như vậy, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu của mình theo nội dung ghi nhận trong Điều lệ công ty. Doanh nghiệp chỉ bị hạn chế quyền quyết định trong trường hợp pháp luật yêu cầu phải sử dụng con dấu.